ĐỜI SỐNG

Lũ sắp đạt đỉnh, hơn 2000 ha lúa đang trổ nguy cơ mất trắng

Minh Luân • 11-10-2022 • Lượt xem: 300
Lũ sắp đạt đỉnh, hơn 2000 ha lúa đang trổ nguy cơ mất trắng

Dự kiến vài ngày sắp tới lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đạt đỉnh và sau đó rút dần nhưng chậm. Hiện tại một số tuyến đê bao đã vỡ có thể ảnh hưởng đến hơn 2000 ha lúa ở vùng Tân Hồng, Đồng Tháp.

Khoảng 1 tuần trở lại đây mực nước lũ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã lên cao ở mức báo động 3 và đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp và các tỉnh lân cận. Đỉnh điểm vài ngày hôm trước nhiều tuyến đê bao của ở xã Bình Thạnh (Thanh Bình - Đồng Tháp) đã vỡ và nhấn chìm hơn 150 ha lúa đang trong thời gian sắp trổ bông, nâng tổng diện tích gây thiệt hại do lũ đến là hơn 2000 ha và thiệt hại nhiều nhất ở huyện Tân Hồng - Đồng Tháp.

Ngoài ra hơn 10.000 căn nhà đang trong tình trạng ngập nước và hơn 690 km đường bị sạt lở do lũ gây ra, bên cạnh đó còn hư hỏng 35 cầu cống thoát nước. Hiện tại lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đang chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng nhằm giảm thiệt hại tối thiểu nhất có thể - ông Nguyễn Văn Dương phó chủ tịch tỉnh cho biết.

Tương tự ở Đồng Tháp, An Giang cũng là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do lũ gây ra khi hơn 17.7000 căn nhà bị ngập và đã có thiệt hại về người, theo thống kê riêng An Giang đã có 9 trường hợp thiệt mạng do lũ gây ra trong đó có một trường hợp bị rắn độc cắn do tham gia phòng chống lũ.

Tại Cần Thơ, hiện tại mức lũ đạt đỉnh điểm tương đương với mực nước năm 2019, khiến nhiều nhà dân, các tuyến đường, chợ, trường học ngập sâu trong nước ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và đi lại của người dân. Theo thông tin đài khí tượng thủy văn tỉnh Cần Thơ cho hay thì vài ngày tới mực nước tiếp tục dâng lên và sẽ đạt đỉnh, sau đó sẽ rút dần theo triều cường.

Trong mùa lũ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh nên Cục Y tế dự phòng đã khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch bệnh sau:

1. Chọn lựa thực phẩm sạch và chế biến an toàn, hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn và đun sôi nước uống.

2. Thường xuyên vệ sinh tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân, tay sạch sẽ và lau khô các kẽ ngón chân, ngón tay sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

4. Diệt muỗi, loăng quăng bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước, thả cá vào những nơi có nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

5. Ngủ màn kể cả ban ngày

6. Thường xuyên thay, rửa các dụng cụ chứa nước, ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

7. Thực hiện theo nguyên tắc khi nước rút đến đâu thì làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý sạch sẽ xung quanh nhà.

8. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm bệnh, phải đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.