ĐỜI SỐNG

Mối nguy hại từ AI làm tăng gian lận trong thi cử

Bá Phúc • 21-12-2022 • Lượt xem: 809
Mối nguy hại từ AI làm tăng gian lận trong thi cử

Hiện nay, chatbot AI là một phần mềm tự động có thể giúp các học sinh, sinh viên đánh lạc hướng giáo viên trong các bài thi cử. Đây là công cụ giúp gian lận và đang dấy lên làn sóng lo ngại đối với ngành giáo dục.

 

Mới đây, OpenAI - Một công ty trí tuệ nhân tạo đã công bố một hệ thống chatbot mới có tên là ChatGPT. Đặc biệt, hệ thống này được cải tiến hiện đại với khả năng có thể tự viết luận án, kịch bản hay thậm chí là giải code, toán học một cách cực kỳ tỉ mỉ. Từ khả năng tuyệt vời này, công ty Open AI hứa hẹn ChatGPT sẽ là một công cụ bậc nhất, phục vụ cho việc học tập của sinh viên.

Tuy nhiên, sau khi công ty chủ quản OpenAI công bố, thì đã nhận được một số điểm trừ từ phía giáo viên. Bởi họ lo ngại phần mềm ChatGPT sẽ bị lạm dụng nhiều và nguy cơ giảm sút các kỹ năng viết và sáng tạo của sinh viên trong các bài luận, báo cáo là rất cao.

Theo tờ Forbes ghi nhận, ChatGPT sau vài tuần công bố đã trở thành ứng dụng được nhiều người, nhất là giới học sinh, sinh viên đăng ký sử dụng, và nhận được cơn mưa lời khen về độ tuyệt vời với khả năng tích hợp nguồn dữ liệu khổng lồ từ sách và Internet.

Chính vì khả năng thiên biến ấy, giáo viên Austin Ambrose của trường trung học Idaho (Mỹ) lên tiếng, sau khi được trình làng, công nghệ Chatbot đã bị nhiều học sinh lạm dụng, vì phần đông cho rằng đây là công nghệ mới, chứa đầy đủ các nguồn bài uy tín, nhưng tất cả điều sai lầm.

Giáo viên Austin Ambrose nhận định, tất cả các thông tin trên Chatbot không thể nào đúng 100%. Bởi nó là một công cụ được lập trình sẵn với vốn kiến thức trước đây vài năm, vì vậy nó không thể nào trả lời được các câu hỏi liên quan đến các vấn đề nóng, cập nhật tình hình xã hội mới diễn ra được. Ngoài ra, Chatbot còn hạn chế ở mặt câu hỏi và những ký tự đặc biệt.

Austin Ambrose cho rằng, dù là công nghệ AI đang ngày càng phổ biến, khiến cho học sinh, sinh viên sa đà lạm dụng nhiều. Nhưng cần phải có sự tìm hiểu và chắt lọc bởi tất cả nguồn tin từ Chatbot đơn thuần cũng được lấy từ Internet, không rõ nguồn gốc và tính xác thực. Vì vậy sẽ có nhiều thứ sai sót, nguy hại rất nhiều đến lỗ hổng kiến thức của học sinh, sinh viên cũng như ngành giáo dục.

Mặt khác, theo tờ báo Natalie Crandall nhận định, ngành giáo dục cần phải thích ứng và theo kịp xu hướng công nghệ hiện nay, đặt biệt là các ứng dụng Chatbot, nhưng cần có sự tìm hiểu và được sử dụng đúng cách.

Tuy nhiên, bên cạnh các mối lối lo gian lận đối với công nghệ ChatGPT của công ty OpenAI, một bộ phận giáo viên cũng lên tiếng ủng hộ Chatbot AI. Họ cho rằng đây là công nghê hữu ích, giúp học sinh có thể tham khảo các tài liệu liên quan đến môn học khi bị bí ý tưởng, qua đó cải thiện được khả năng sáng tạo của chúng.