VĂN HÓA

Một phong tục năm mới của Nhật Bản đã dần bị lãng quên

Hạ Vũ • 09-01-2024 • Lượt xem: 1460
Một phong tục năm mới của Nhật Bản đã dần bị lãng quên

Theo South China Morning Post, vào thời Nara (710 – 794), tấm thiệp chúc mừng năm mới (Nengajo) lần đầu tiên được giới quý tộc Nhật trao nhau. Dần dần, phong tục này phát triển rộng rãi ra tầng lớp thượng lưu và doanh nhân trong nhiều thập kỷ tiếp theo như một cách gửi tin nhắn đến những người ở xa.

Tin bài khác:

Những phong tục đón năm mới trên khắp thế giới

Những cặp đôi 'ăn ý' nổi danh trên màn ảnh

Giống Giáng sinh ở phương Tây, Nengajo là một trong những hình thức gửi thiệp chúc mừng và là phong tục lâu đời của người dân Nhật Bản trong những ngày đầu năm mới.  Vào dịp này, mọi người sẽ đến thăm bạn bè, gia đình, hàng xóm và những người đã giúp đỡ họ trong năm vừa qua để bày tỏ lòng biết ơn với hy vọng giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong năm tới. 

Vậy nhưng, sự phát triển của công nghệ đã cho phép các gia đình tự thiết kế, in ấn thiệp Tết theo phong cách cá nhân. Phải chăng, điều này là nguyên nhân khiến truyền thống gửi thiệp mừng năm mới Nengajo trở nên lỗi thời?

Số lượng người gửi thiệp mừng năm mới bị suy giảm

Qua lời kể của chủ một cửa hàng kinh doanh tại Saitama, phía Bắc Tokyo, để được đón nhận nhiều may mắn vào những ngày đầu năm cho cửa hàng, ông Makoto Hosomura cho biết, bản thân từng in hơn hai trăm tấm thiệp chúc mừng năm mới và treo xung quanh. 

Theo This Week in Asia, ông Makoto bày tỏ, chứa đựng bên trong những tấm thiệp ở cửa hàng là lời cảm ơn đến tất cả những đối tác làm ăn của ông trong một năm qua. Bên cạnh đó, ông cũng xúc động khi chia sẻ mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với cửa hàng và đối tác của mình.

Ông Makoto chia sẻ, có những năm, bản thân quên gửi thiệp chúc mừng đến khách hàng, đối tác, ông cảm thấy có nhiều điều rắc rối tự dưng xảy đến với mình. Vì vậy, cho dùng ngày đầu năm mới có bận rộn đến đâu, ông Makoto vẫn giữ thói quen viết lời chúc lên những tấm bưu thiếp và gửi nhanh, đảm bảo chúng sẽ đến tay người nhận sớm nhất.

Tuy nhiên, năm nay, do đã đến tuổi nghỉ hưu nên ông Makoto không cần giữ các mối liên hệ làm ăn nữa. Do đó, ông quyết định không gửi bất cứ tấm thiệp chúc mừng nào đến các đối tác mà chỉ gửi đến cho bạn bè và gia đình. Ông chia sẻ, bản thân cảm thấy nhẹ nhàng khi không còn phải thực hiện công việc gửi thiệp đều đặn như những năm trước nữa. 

Truyền thống gửi thiệp mừng năm mới Nengajo của Nhật Bản đang dần bị suy giảm

Theo thống kê, khoảng 743 triệu thiệp chúc mừng năm mới Nengajo đã được phân phát trên khắp Nhật Bản vào ngày 1/1, giảm gần 16% so với số thiệp vào ngày này năm ngoái, báo hiệu tình vậy giảm sút của một truyền thống lâu đời.

Cách chúc mừng năm mới dần thay đổi

Trong một cuộc khảo sát của công ty văn phòng phẩm Pilot vào năm 2001, kết quả cho thấy có 96.9% người dân cả nước sẽ gửi ít nhất một tấm thiệp.

Tuy nhiên, gần đây, công ty này bắt đầu khảo sát lại và có khoảng 43,8% trong hơn 400 người sẽ gửi thiệp nengajo trong năm nay. 

Bên cạnh đó, có khoảng 61% người cho biết sở dĩ, họ không gửi thiệp năm mới Nengajo là bởi họ thích gửi tin nhắn thông qua các ứng dụng mạng xã hội như Line, Facebook và Instagram. 

Ngoài ra, có khoảng 45.7% người lại không thích việc phải chuẩn bị gửi thiệp và 26.9% người bày tỏ không bao giờ nghĩ đến công việc này với một số lý do khách quan. 

Nữ sinh viên của một trường đại học ở Tokyo, Emi Izawa chia sẻ, bản thân không muốn gửi bất kỳ tấm thiệp nào và cũng không mong muốn nhận được chúng trong năm nay. Lý do nữ sinh này đưa ra là bản thân cảm thấy tốn thời gian và công sức trong khâu chuẩn bị. Một phần khác là bởi Emi Izawa đang bận rộn với công việc bán thời gian, nên cô không thể sắp xếp thời gian để thực hiện. 

Không riêng về Emi Izawa, nhiều người có đồng quan điểm. Họ cho rằng việc gửi thiệp năm mới sẽ làm lãng phí thời gian và công sức. Một số khác thì gay gắt hơn khi mong muốn truyền thống gửi thiệp mừng năm mới Nengajo nên được loại bỏ và thay mới bằng việc viết lời chúc qua mail, các nền tảng mạng xã hội. 

Một số người bày tỏ tiếc nuối khi truyền thống negajo bị mai một

Mặc khác, trong cuộc khảo sát của Pilot, một số người tỏ ra tiếc nuối khi truyền thống Nengajo bị mai một và có đến 55% người hy vọng việc gửi thư chúc mừng năm mới tiếp tục được duy trì.