VĂN HÓA

Nét đẹp của làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

Diệu Huyền • 29-05-2022 • Lượt xem: 3794
Nét đẹp của làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

Làng nghề làm bánh tráng ở Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi là một trong những làng nghề nông thôn lâu đời tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bánh tráng Phú Hòa Đông từ lâu được nhiều người biết đến bởi vị đặc biệt không lẫn với những loại bánh tráng làm từ địa phương khác. 

Phú Hòa Đông là một trong 21 xã, thị trấn của huyện Củ Chi. Nằm cách trung tâm TP.HCM gần 40 km, làng nghề làm bánh tráng ở Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi là một trong những làng nghề nông thôn lâu đời tại thành phố Hồ Chí Minh. Bánh tráng Phú Hòa Đông từ lâu được nhiều người biết đến bởi vị đặc biệt không lẫn với những loại bánh tráng làm từ địa phương khác. Do Phú Hòa Đông nằm cạnh dòng sông Sài Gòn với nguồn nước ngọt quanh năm cộng với đôi bàn tay khéo léo mà người dân đã tạo ra những chiếc bánh tráng rất đặc trưng không đâu sánh bằng.

Đến thời điểm hiện nay, cũng không ai nhớ chính xác bánh tráng Phú Hòa Đông ra đời khi nào. Nhưng có thể khẳng định một điều là đã có từ rất lâu, ngay cả người lớn tuổi nhất tại đây cũng đã làm được hơn 80 năm. Các lò bánh tráng được truyền từ đời này sang đời khác, hoặc giữa những người cùng ngành nghề chỉ dạy cho nhau. Với những người dân ở đây, họ sinh ra là đã thấy có nghề làm bánh tráng. Và cứ thế các lò bánh tráng được truyền từ đời này sang đời khác hoặc giữa những người cùng làm nghề chỉ dạy cho nhau.

Với cách làm truyền thống, bột gạo sau khi pha theo tỉ lệ với nước, muối, người tráng bánh dùng một cái gáo múc bột đổ lên trên một tấm vải được căng sẵn trên một cái miệng nồi có nước đang sôi ở bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn, động tác này phải khéo léo nhanh nhẹn diễn ra trong vài giây. Bánh chín thì dùng một chiếc ống luồn dây bánh, gỡ ra trải lên một chiếc liếp được đan bằng tre, sau đó mang ra phơi nắng. Động tác phải thật nhanh và khéo, bởi chỉ cần vụng về hay run tay, bánh tráng sẽ không tròn đều mà co dúm lại, cái đó coi như bị hư.

Bánh tráng truyền thống sử dụng hơi nước để làm chín bánh. Lò tráng bánh có thiết kế rất đặc biệt, phải do những người thợ có nghề mới làm được, thường thì những người làm bánh cũng không biết tự thiết kế lò cho mình mà phải có thợ chuyên nghiệp. Nguyên liệu đốt có thể là củi, trấu… tạo nhiệt cho hơi nước nóng lên mà chín bánh chứ không dùng lửa trực tiếp như cách nấu thông thường. Những người làm bánh tráng truyền thống phải làm mọi công đoạn từ thức khuya dậy sớm để ngâm gạo, xay bột. Với sự vất vả và khéo léo của người thợ, nhưng bù lại chiếc bánh làm ra có hương vị đặc biệt mà không phải nơi đâu cũng có được.

Để đáp ứng lượng tiêu thụ ngày càng lớn và đa dạng của thị trường, bánh tráng Phú Hòa Đông những năm gần đây đã sản xuất thêm nhiều chủng loại mới. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã có nhiều lò tráng bánh sử dụng máy móc hiện đại trong quy trình làm bánh số hộ làm bánh thủ công cũng giảm dần. Do đó nhiều lò bánh truyền thống đã chuyển sang sản xuất bằng dây chuyền máy móc hiện đại để gia tăng năng suất, tiết kiệm lao động, tăng thu nhập cho nhân công, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường ngoài nước. Giúp gia tăng năng suất, tiết kiệm lao động, tăng thu nhập cho nhân công, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường ngoài nước.

Làng bánh tráng ở Phú Hòa Đông vẫn giữ được nhịp độ phát triển khá bền vững. Để đáp ứng lượng tiêu thụ ngày càng lớn và đa dạng của thị trường, bánh tráng Phú Hòa Đông những năm gần đây đã sản xuất thêm nhiều chủng loại mới nhiều loại bánh tráng để cung ứng ra thị trường như bánh siêu mỏng, bánh tráng thông dụng, bánh tráng ớt, mè…

Làng bánh tráng Phú Hòa Đông, dù tráng theo phương thức thủ công truyền thống hay máy móc hiện đại. Đều có sự vất vả và khéo léo của người thợ, nhưng bù lại chiếc bánh làm ra có hương vị đặc biệt mà không phải nơi đâu cũng có được, còn là để giữ gìn và phát triển thương hiệu, bản sắc cho làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông. Điểm nổi bật là làng nghề là đã giải quyết việc làm cho 5.000 - 6.000 lao động trong toàn huyện Củ Chi tạo nên thương hiệu cho vùng quê Đất Thép Thành Đồng.