VĂN HÓA

Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người H’Mông

Bá Phúc • 06-04-2023 • Lượt xem: 2368
Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người H’Mông

Từ xưa đến nay, người dân tộc H’Mông luôn giữ ý thức cao trong việc bảo vệ những di sản văn hóa truyền thống. Một trong số đó là bộ môn nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh. Thông thường, những mảnh vải được người H’Mông vẽ lên thường là những câu chuyện về thế giới quan, những trang ký sử hoặc về vùng sơn cước, thiên nhiên.

Theo số liệu thống kê dân số tại lãnh thổ Việt Nam thì người dân tộc H’Mông chiếm 31% tương đương với 80 vạn người. Họ thường chọn và sinh sống tại những nơi miền núi, vậy nên người H’Mông luôn luôn đề cao tinh thần sẵn sàng sống trong tâm thế nghịch cảnh mà thiên nhiên ban tặng.

Bên cạnh việc sinh sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp, người H’Mông còn kiêm thêm các nghề thủ công đậm nét truyền thống dân tộc như: dệt lanh, trạm bạc, đúc đồng, hay thêu hoa văn thổ cẩm... Đặc biệt, những tấm vải dệt của người dân ở đây mang tính nghệ thuật cao vì hầu hết các hoa văn trang trí đều mang tính chất độc bản. Do quá trình truyền nghề lẫn tư duy, sáng tạo phong phú thay đổi theo từng năm tháng, người phụ nữ H’Mông sẽ cho ra đời những tấm vải dệt hoa văn có ý nghĩa tiếp nối lịch sử tồn tại ngàn đời của người dân tộc miền sơn cước.

Những họa tiết trên vải thêu dệt thể hiện sự khát vọng và đề cao nghệ thuật dân tộc đều từ trí tưởng tượng của người H’Mông

Theo bà Vàng Thị Sua, 93 tuổi là người H’Mông cao tuổi nhất tại bảng Cổng Trời, huyện Mường Chà (Điện Biên) cho biết bản thân bà là người nắm giữ những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dệt thổ cẩm độc đáo trên. Bà Sua chia sẻ để giữ được lửa cho nghề thủ công truyền thống, người H’Mông luôn duy trì công tác trồng lanh, xe sợi, dệt vải để có thể tạo ra những sản phẩm như: thắt lưng, khăn quấn đầu, váy áo,… Để món dệt trông bắt mắt hơn, người thêu dệt trang trí bằng cách chắp vải màu, vẽ sáp ong thành các hình chữ thập, chữ đinh kết hợp với các ô hình quả tram, tam giác… đem lại cho người xem hiệu ứng nhìn bắt mắt, linh hoạt và dễ dàng nhận diện kiểu trang trí đối với các dân tộc khác.

Bên cạnh đó, bà Sua còn chia sẻ thêm về các công đoạn để tạo nên một miếng vải dệt nghệ thuật vô cùng công phụ với nhiều công đoạn tương đối phức tạp. Đầu tiên, người dân phải cắt lanh về mang phơi khô sau đó giã cho mềm rồi mới bắt đầu nối. Bước thứ hai, để dệt vải đẹp và mượt, người dệt cần ngâm sợi lanh với tro bếp trắng được đun từ củi nghiền mà thành. Để miếng vải có được màu trắng tinh và dính bám chắc tràm hơn, vải phải được giặt và phơi cẩm thận.

Về công đoạn chế tạo sáp ong để vẽ, bà Sua nói thêm đây là một công đoạn quan trọng không kém. Bà nói, sáp được dùng để vẽ phải là hai loại: sáp già (màu đen) và sáp non (màu vàng) kết hợp với nhau, và phải nung chúng ở lửa đều khoảng 70 – 80 độ, sáp mới không bị khô. Người H’Mông thường dùng một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm, có ngòi bút được làm bằng lá đồng nhỏ gấp lại hình tam giác và nẹp vào thanh tre. Theo kinh nghiệm của bà Sua, việc dùng ngòi bút hết sức quan trọng, bởi ngòi càng mỏng thì đường nét hoa văn vẽ càng đẹp và dễ. Ngoài ra, khi đang vẽ sáp ong lên vải, người dùng cần một cái lu cở gác miếng gỗ phẳng và nhẵn lên trên, một đầu để phần đã vẽ xong, đầu còn lại cuộn vải để tiếp tục vẽ. Công đoạn sau khi vẽ xong là bỏ vải vào nồi nước sôi, đảo đều tay để lớp sáp bong hết, lộ ra những đường nét hoa văn đẹp. Cuối cùng là quá trình đem vải nhuộm chàm và phơi nắng thành phẩm.

Công đoạn để tạo ra một tấm vải với những đường nét hoa văn đẹp mắt cực kỳ công phụ và đòi hỏi sự khéo tay của người dệt

Theo bà Sua, nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp nóng trên vải lanh tại bản Cổng Trời là di sản được tiếp nối qua nhiều thế hệ theo đường mẹ truyền con nối. Đặc biệt, những họa văn trên vải không bao giờ đi theo mẫu vẽ sẵn mà là từ trí tưởng tượng phong phú của người bản địa. Tuy vậy, mỗi hoa tiết dệt ra đều thể hiện chung những khát vọng lớn lao và cao đẹp của con người cũng như phản ánh trình độ kinh tế, văn hóa của xã hội hiện đại, đề cao bản sắc văn hóa nghệ thuật của người H’Mông.

Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp nóng đang được những phụ nữ H’Mông tiếp nối và dùy trì nhằm bảo vệ bản sắc nghệ thuật văn hóa của dân tộc

Hiện nay, phụ nữ dân tộc H’Mông ở Cổng Trời vẫn không ngừng tiếp nối và duy trì kỹ thuật thêu hoa văn bằng sáp ong truyền thống. Nhờ đó, họ không những bảo tồn bản sắc nghệ thuật văn hóa của dân tộc mà còn đem lại cái nhìn đẹp đẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Hình ảnh: Internet