ĐỜI SỐNG

Những điều cần biết về tác dụng phụ của vắc xin đậu mùa khỉ

Nguyễn Hậu • 27-08-2022 • Lượt xem: 261
Những điều cần biết về tác dụng phụ của vắc xin đậu mùa khỉ

Virus đậu mùa khỉ bắt đầu lây lan nhanh chóng ra ngoài châu Phi và bùng phát mạnh ở châu Âu và Mỹ. Một số nước đã nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin Imavanex phòng bệnh đầu mùa khỉ trên quy mô lớn.

Đậu mùa khỉ tuy không gây tử vong cao nhưng lại có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Bệnh lây lan mạnh trong nhóm người đồng tính nam khiến nhiều người lo sợ và gấp rút đi tiêm phòng.

Tình hình tiêm chủng vắc xin trên thế giới

Hiện nay vắc xin Imvanex của hãng Bavarian Nordic (Đan Mạch) là loại vắc xin duy nhất được cấp phép. Tại Bỉ có 3.000 liều và được chính phủ ưu tiên tiêm cho nhóm LGBT làm việc trong ngành công nghiệp tình dục và những nam giới có quan hệ đồng tính với người nhiễm HIV hoặc nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Pháp có 53.000 liều vắc xin với số lượng lớn nên đã thu hút người từ các nước như Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Thụy Điển… đến tiêm chủng phòng đậu mùa khỉ.

Tại Mỹ bệnh đậu mùa khỉ tiếp tục lây lan khắp cả nước, khiến Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC )phải kêu gọi những người có nguy cơ mắc bệnh nên đi tiêm phòng. Do lượng vắc xin Jynneos (Imvamune/Imvanex) của Hoa Kỳ ít nên Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể mở rộng tìm kiếm nguồn cung cấp vắc xin.

Có thể nói hiện nay nguồn cung vắc xin đậu mùa khỉ còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của thế giới. Tuy nhiên khi nguồn cung này đầy đủ và bạn cần phải tiêm loại vắc xin này thì băn khoăn đầu tiên của bạn có lẽ là vắc xin này có tác dụng phụ gì? Có cách gì để giảm bớt các tác dụng phụ của vắc xin hay không?

Các tác dụng phụ của vắc xin đậu mùa khỉ

Mặc dù hai loại vắc xin Jynneos và ACAM2000 đã được cấp phép để chống lại bệnh đậu mùa khỉ và đậu mùa. Đây có lẽ là hai sự lựa chọn ưu tiên nhất hiện nay.

Tuy nhiên MD. MS Justin Kim, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và y tế quốc tế tại Dartmouth Health, Lebanon, New Hampshire, nói với Health: “Hai loại vắc xin này là Jynneos và ACAM2000. Vắc xin Jynneos là loại virus không có khả năng tái tạo. Vắc xin ACAM2000 là loại virus có khả năng tái tạo và gây bệnh về mặt lý thuyết. Virus sống trong vắc xin ACAM2000 này sẽ gây ra những nguy cơ sức khỏe lớn hơn".

Cụ thể MD. Linda Yancey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, hệ thống y tế Memorial Hermann ở Houston, nói với Health rằng: “ACAM2000 là vắc xin được sử dụng để diệt trừ bệnh đậu mùa. Nó có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn hơn, nó để lại vết sẹo nhỏ tại chỗ tiêm chủng và có khả năng lây nhiễm cho những người trong nhà bị tổn thương miễn dịch tiếp xúc với người tiêm loại vắc xin này, vì vậy nó không được sử dụng".

TS. Kim cho biết: Vắc xin Jynneos là lựa chọn an toàn hơn và là vắc xin tiên phong trong phòng chống đậu mùa khỉ hiện nay, vắc xin Jynneos chứa cùng một loại virus nhưng nó không thể tái tạo, do đó có ít tác dụng phụ hơn rất nhiều. Nó cũng là một công nghệ mới hơn và dễ quản lý hơn.

Liều tiêu chuẩn của vắc xin Jynneos là hai liều được tiêm cách nhau bốn tuần hoặc 28 ngày. FDA lưu ý rằng những hướng dẫn đó vẫn được áp dụng ngay cả khi bạn tiêm với liều lượng nhỏ hơn .

Theo TS Yancey thì cho rằng tất cả các loại vắc xin đều có khả năng xảy ra phản ứng phụ và tác dụng phụ, tuy rất hiếm và chỉ gặp ở một số bệnh nhân nhưng bạn cũng cần phải nắm rõ. Những tác dụng phụ đó là các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cảm cúm một vài ngày sau khi tiêm chủng. Đặc biệt với vắc xin Jynneos thì các tác dụng phụ thường gặp đó là đau, mẩn đỏ, sưng tấy, chai cứng (vết sưng cứng trên da) và ngứa tại vết tiêm, kèm theo đó là đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và ớn lạnh. Những người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin Jynneos sẽ gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sưng mặt, sưng cổ họng, khó thở, nhịp tim tăng, chóng mặt và suy nhược cơ thể.

Vắc xin ACAM2000, tuy không được sử dụng do có nhiều rủi ro cao đối với người có hệ thống miễn dịch yếu và những người mắc các bệnh về da như chàm, viêm da, vẩy nến. Nhưng các nhà chức trách vẫn đưa ra khuyến cáo về tác dụng phụ của vắc xin này đó là gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, sưng và viêm tiêm và các mô sung quanh ngoài ra một số tác dụng phụ nữa là ngứa, đau cánh tay, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, phát ban nhẹ và mệt mỏi.

Người nhận vắc xin ACAM2000 cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt, chăm sóc đúng cách cho vị trí tiêm chủng trên cánh tay. Tuyệt đối không để một người chưa được chủng ngừa tiếp xúc với vị trí tiêm vắc-xin của người khác, họ có thể bị nhiễm virú vắc xin, có thể gặp các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Người nhận ACAM2000 cũng có thể lây lan vi rút từ vắc xin từ nơi tiêm vắc xin sang các bộ phận khác của cơ thể họ. Kristen Nichols, PharmD, cố vấn quản lý cấp cao tại Wolters Kluwer Health nói.

Những cách giảm tác dụng phụ của vắc xin hiệu quả, đúng cách bạn nên biết

TS.BS Kim nói rằng khó có thể nói trước được ai sẽ gặp phải tác dụng phụ gì, mức độ như thế nào. Nhưng có một số cách để giảm đau nhức sau tiêm đó là dùng acetaminophen và ibuprofen giúp giảm đau đầu, sốt, và đau cơ hiệu quả. Một cách khác nữa là nên uống nhiều nước trước và sau khi tiêm để ngăn ngừa tình trạng mất nước có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn có thể gặp phải. Có thể dùng thêm các vitamin 3B, vitamin C, kẽm… dung dịch bù nước điện giải oresol pha theo thể tích quy định. Không tự ý sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Hãy ăn những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng, thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, ở phòng thoáng khí và sạch sẽ kết hợp với các bài tập vận động nhẹ nhàng.

Tránh sử dụng những thực phẩm chứa chất kích thích như trà, cafe, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và những thực phẩm khó tiêu, nhiều calo, chất béo như phomai, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ngọt nhiều đường.

Nếu bạn gặp các dấu hiệu nghiêm trọng, nguy hiểm sau đây như đau ngực, sưng chi dưới, nhịp tim đập nhanh không đều, khó thở, phát ban, mẩn ngứa, chóng mặt hãy liên hệ ngay với trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện để được cấp cứu khẩn cấp kịp thời.