ĐỜI SỐNG

Những giai đoạn bạn cần phải biết về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Hoa Trương • 14-06-2022 • Lượt xem: 4508
Những giai đoạn bạn cần phải biết về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Hiện tại bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng diễn biến phức tạp khi mùa hè về trên tất cả tỉnh thành của Việt Nam ta. Do đó bạn cần phải biết những giai đoạn về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh để tốt cho bản thân và gia đình mình.

Những giai đoạn về bệnh sốt xuất huyết

Đối với bệnh sốt xuất huyết thường có ba giai đoạn đó là: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

1. Giai đoạn sốt

Ở giai đoạn này thì sốt là biểu hiện sớm nhất của người bệnh:  với nhiệt độ sốt cao từ 39 - 40 độ C, sốt liên tục. Người bệnh có uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm nhiệt độ. Có biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, và chán ăn. Đau cơ, nhức hố mắt, đau khớp. Da bị xung huyết, có chấm xuất huyết ở dưới da, bị chảy máu cam hay chảy máu chân răng.

2. Giai đoạn nguy hiểm thường kéo dài 24 - 48 giờ

Người bệnh sẽ có những biểu hiện: Đau ngực với cảm giác tức nặng ngực, đau ngực tăng khi thay đổi tư thế, khó thở. Chướng bụng, bụng to nhanh. Đau tức vùng thượng vị hoặc vùng hạ sườn phải. Với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, tiểu ít. Với các biểu hiện xuất huyết như: xuất huyết niêm mạc như tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài (đối với phụ nữ), chảy máu mũi, máu răng.

Xuất huyết dưới da thường có ở mặt trước hai chân và mặt trong hai cánh tay, đùi, bụng. Đây là giai đoạn vào ngày thứ 3 đến thứ 7 của giai đoạn bệnh, có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Khi nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm não, viêm cơ tim, viêm gan nặng. Khi sốt xuất huyết gây nên các biến chứng nặng thì tỷ lệ tử vong cao không phân biệt trẻ em hay người lớn.

3. Giai đoạn hồi phục thường kéo dài  từ 48 - 72 giờ

Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 48 - 72 giờ. Lúc này, người bệnh hết sốt, thể trạng tốt lên, thèm ăn và tiểu nhiều. Khi đi kiểm tra tại bệnh viện thì các chỉ số dần trở về bình thường.

Một vài nội dung về cách phòng tránh sốt xuất huyết

1. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy

Dọn vệ môi trường xung quanh nơi sinh sống, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Thay rửa các dụng cụ chứa nước hàng tuần. Bỏ muối hoặc dầu vào những chén nước kê chân tủ đựng chén, bát, thay nước bình hoa. Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như mảnh chai, mảnh lu vỡ, vỏ xe cũ, bẹ lá, vỏ dừa… Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trức. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy.

2. Phòng chống muỗi đốt

Ngủ trong mùng kể cả ban ngày. Mặc quần áo dài tay. Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất duyệt muỗi. Dùng bình xịt duyệt muỗi, nhang muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi. Cho người sốt xuất huyết nằm trong mùng, tránh muỗi đốt để tránh lây lan cho người khác. Phối hợp với chính quyền, y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống sốt xuất huyết.