Những ngày cuối năm khô lạnh, dịch cúm xuất hiện nhiều nơi ở Sài Gòn ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc học tập của cả trẻ em và người lớn.
Tin liên quan:
Nước cam - Cũng có những nguyên tắc cần thiết trong việc sử dụng để đạt hiệu quả sức khỏe tốt nhất
Món ăn, bài thuốc chữa chứng tiểu đêm
Chị Quỳnh Phương (37 tuổi), nhân viên văn phòng ở quận Tân Bình chia sẻ: “Hai tuần nay công ty tôi bắt đầu xuất hiện cúm. Một số người ho, sốt sau đó lan ra nhiều khu vực trong văn phòng. Bây giờ không còn ai chịu đeo khẩu trang khi bị ốm như thời dịch Covid nên mọi người bị lây bệnh rất nhanh”.
Anh Phú Hoà (40 tuổi), Gò Vấp bị cúm, phải nghỉ làm đã 4 ngày nay. Hai con của anh là bé Thái An (7 tuổi) và Hoàng Mai (12 tuổi) cũng bị lây cúm từ bố. “Cả nhà bị cúm, mỗi vợ tôi còn khỏe nhưng cũng phải nghỉ làm để chăm con ốm. Cúm làm cho tôi rất mệt mỏi, cả ngày hắt hơi, sổ mũi, đêm thì nghẹt mũi khó ngủ nên hay cáu gắt". - Anh Hòa chia sẻ.
Theo ghi nhận, dịch cúm thường xuất hiện vào những tháng cuối năm thời tiết khô lạnh. Mặc dù Sài Gòn không có mùa đông nhưng thời điểm gần Giáng sinh nhiệt độ thường xuống thấp hơn (khoảng 20 độ về đêm và trung bình khoảng 25 độ vào ban ngày). Nhiều người bị ốm khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trẻ em và người già dễ mắc cúm trong các thời điểm này.
Bệnh cúm lưu hành theo mùa hàng năm, lây lan trong cộng đồng rất nhanh. Người bệnh thường bị ho, sổ mũi ban ngày, nghẹt mũi về đêm, viêm đau họng, chảy nước mắt, sốt, khó chịu, mệt mỏi. Mắc cúm kéo dài sẽ suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến học tập, công việc.
Ngoài điều trị bằng thuốc kê đơn, các chuyên gia y tế gợi ý, người bệnh có thể áp dụng các mẹo sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn.
Nghỉ ngơi là chìa khóa để bạn cảm thấy tốt hơn và giảm bớt các triệu chứng cúm. Trong đó, giấc ngủ chất lượng rất cần thiết để giúp cơ thể phục hồi. Nhưng khi bị cúm,
áp lực xoang khiến bạn khó chịu khi nằm ngủ, nó làm nước mũi sau tích tụ và gây ho. Bạn hãy nằm ngủ trong tư thế gối đầu cao hoặc ngồi tựa lưng để giúp lưu thông mũi xoang, giảm nghẹt mũi.
Ăn cháo nóng hoặc đồ uống ấm áp có thể giúp thông đường thở, giảm sưng và đau rát họng. Cơ thể cũng sẽ được cấp nước để đỡ mệt mỏi hơn.
Cháo nấm, thịt gà nóng ấm là món ăn bổ dưỡng, dễ nuốt tuyệt vời cho người bị cúm. Món ăn này đã được chứng minh là giảm các triệu chứng mệt mỏi do mất nước khi mắc cúm. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấm nháp các thức uống có lợi cho cổ họng trong ngày để làm dịu họng và giảm ho. Trà chanh mật ong, trà hoa cúc, trà bạc hà nóng thường được đề xuất cho những người bị cúm.
Ngày xưa các cụ thường kiêng tắm gội khi bị cảm cúm, nhưng tắm xông hơi kết hợp tắm gội nước nóng giúp giảm các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, viêm họng và mang đến sự dễ chịu cho người bệnh.
Bạn có thể đun một nồi lá xông với hương nhu, từ bi (cúc tần), lá và vỏ bưởi, lá tre, quả bồ kết. Sau khi xông đến toát hết mồ hôi, bạn hãy dùng nước này để tắm gội nhanh. Đơn giản hơn, hãy mở vòi hoa sen ở chế độ nước nóng và xả khắp phòng tắm. Bạn đứng xông 15 phút rồi tắm gội nhanh.
Tinh dầu là liệu pháp mùi hương đã được sử dụng từ hàng nghìn năm về trước. Ngày nay nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, tinh dầu có thể làm giảm các triệu chứng đau đớn về thể xác và căng thẳng về tinh thần do cơ chế tác động tới các cơ quan thụ cảm trong não bộ.
Hãy đổ 5 giọt tinh dầu vào máy xông với nước, đặt nó gần đầu giường ngủ và bật nút hoạt động cả đêm. Nó có thể làm giảm nghẹt mũi và giúp bạn ngủ ngon hơn.