VĂN HÓA

Những nụ cười nhân ái trên ngực áo bác sĩ điều trị COVID-19

Tiểu Vũ • 23-10-2021 • Lượt xem: 284
Những nụ cười nhân ái trên ngực áo bác sĩ điều trị COVID-19

Một gương mặt thân thiện kèm với nụ cười của nhân viên y tế có thể là niềm an ủi lớn cho bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị trong vùng cách ly… Nhưng vì sự an toàn điều đó đã không được thực hiện... Và thế là một dự án nghệ thuật được ra đời nhằm mang nụ cười đến cho những bệnh nhân đang điều trị COVID-19 ở những khu biệt lập.

Một gương mặt thân thiện kèm với nụ cười của nhân viên y tế có thể là niềm an ủi lớn cho bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị trong vùng cách ly… Nhưng vì sự an toàn điều đó đã không được thực hiện... Và thế là một dự án nghệ thuật được ra đời nhằm mang nụ cười đến cho những bệnh nhân đang điều trị COVID-19 ở những khu biệt lập.

Có thể nói những người kém may may mắn mắc COVID-19 đang điều trị ở những khu cách ly là những bệnh nhân cô đơn nhất, từ khi nhập viện và nếu qua đời hoặc xuất viện họ không được tiếp xúc với ai ngoài nhân viên y tế. Đó là khoảng thời gian khung khiếp nhất với họ.

Để bảo đảm sự an toàn, nhân viên y tế khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải được trang bị PPE (thiết bị bảo hộ y tế) bịt bùng. Để tặng cho bệnh nhân một nụ cười động viên là điều không thể.… Trong khi đó theo tâm lý y học, một gương mặt, một nụ cười thân thiện của y bác sĩ sẽ là niềm an ủi lớn tạo động lực cho bệnh nhân vượt qua khó khăn sợ hãi.

Để cải thiện điều này, nữ tiến sĩ Cati Brown-Johnson thuộc Đại học Stanford (Mỹ) chuyên nghiên cứu về vai trò của lòng trắc ẩn trong y học, đã nghĩ ra cách mang gương mặt thân thiện của nhân viên y tế, y bác sĩ đến với các bệnh nhân trong thời gian họ cô đơn nhất. Một khế hoạch chụp ảnh chân dung các nhân viên y tế bác sĩ đã được triển khai. Các bức ảnh chân dung với nụ cười đẹp thân thiện được cài lên ngực áo của y bác sĩ khi họ đến phòng chăm sóc cho bệnh nhân đã bắt đầu phát huy hiệu quả một cách tích cực. Số ca nguy kịch giảm xuống rõ rệt.

Tiến sĩBrown-Johnson chia sẻ: "Hãy tưởng tượng những gì xảy ra khi bạn không biết nhau và bạn không thể nhìn thấy khuôn mặt của họ... Hoàn cảnh thật đáng sợ, và chúng tôi muốn thay đổi suy nghĩ của bênh nhân theo hướng ấm áp nhất khi họ được chăm sóc chữa trị và làm mọi cách để thu hẹp khoảng cách giữa nhân viên y tế với bệnh nhân”, tiến Brown-Johnson nói.

Tôi cảm thấy chúng tôi nợ các nhân viên chăm sóc sức khỏe của mình, những người có thể bị bệnh, và chúng tôi nợ các bệnh nhân của chúng tôi, nên cố gắng thu hẹp khoảng cách".

Dự án Chân dung PPE của nữ tiến sĩ Brown-Johnson được ra đời dưới sự bảo trợ của Trường đại học Occidental Mary Beth Heffernan, tạo ra những bức ảnh nhân viên y tế gắn vào quần áo bảo hộ của họ.

Anna Chico, một trong những y tá trong thử nghiệm nói rằng việc dán một bức ảnh lên ngực đã làm thay đổi tâm lý bệnh nhân, “khi đến với bệnh nhân, tôi chỉ vào bức ảnh của mình và nói “đây là gương mặt của tôi”, một bệnh nhân đã nói “Tôi yêu bức ảnh của bạn”... Nó cũng tăng cường sự tương tác của tôi với các bệnh nhân của mình, vì họ có thể nhìn thấy tôi và không chỉ bằng bộ quần áo bảo hộ”.

Về phần mình, tiến sĩ Brown-Johnson kể trong một lần đi dạo, do bà đeo khẩu trang nên người hàng xóm đã không nhận ra bà ngay lập tức. "Dù hai bên đã có những lời nói với giọng ấm áp, nhưng phải mất nhiều thời gian hơn để kết nối với nhau".

Sáng kiến của tiến sĩ Cati Brown-Johnson sau đó được nhanh chóng triển khai trên nhiều bệnh viện ở Mỹ như Scripps Mercy San Diego, UMass Memorial Health Care, Trường Y khoa Keck của Đại học Nam California cũng như nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe khác…

Trước khi ý tưởng của của Brown-Johnson ra đời để chống chọi với COVID-19, chân dung nhân viên y tế trên lớp áo bảo hộ cũng được các nghệ sĩ của Trường đại học Occidental Mary Beth Heffernan thực hiện trong đại dịch Ebola năm 2014. Trong lần đầu tiên triển khai dự án, cách bệnh nhân đã bớt sợ hãi hơn và nhiều người đã lạc quan vượt qua được bàn tay của tử thần.

Tiểu Vũ (lược dịch từ Smithsonian)

 

 

Tag: