Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, những người phụ nữ không chỉ giữ vai trò nền tảng trong gia đình mà còn đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, văn hóa, và văn học. Họ đã ghi dấu ấn không thể phai mờ, trở thành những tấm gương sáng ngời về lòng dũng cảm, kiên cường, và sự hy sinh cao cả. Từ hào khí của hai Bà Trưng, Bà Triệu, đến sự thông tuệ, tài hoa của Lê Ngọc Hân, hay tinh thần quật cường của Nguyễn Thị Minh Khai, mỗi người phụ nữ đều đã để lại dấu ấn đặc biệt trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc. Họ không chỉ bảo vệ tổ quốc mà còn truyền cảm hứng, tạo nên những trang sử hào hùng cho thế hệ mai sau.
1. Hai Bà Trưng
Trưng Trắc, Trưng Nhị là 2 chị em con gái lạc tướng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm. Chồng bà là Thi Sách con trai lạc tướng huyện Chu Diên (Nam Hà) cũng là một người con yêu nước và có chí khí quật cường. Hai gia đình lạc tướng với sự ủng hộ của nhân dân đang cùng nhau liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị cùng nổi dậy lật đổ ách đô hộ nhà Hán.
Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng thắng lợi đã tô thắm những trang sử vàng của đất nước. Hai Bà Trưng cũng là hai nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
2. Triệu Thị Trinh
Triệu Thị Trinh, thường được gọi là Bà Triệu, nổi tiếng với câu nói bất khuất: "Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp phăng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối." Bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân Ngô, ghi dấu ấn lớn trong lịch sử.
3. Dương Vân Nga
Đại Thắng Minh Hoàng hậu, dã sử xưng gọi Dương Vân Nga, là Hoàng hậu của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.
4. Lý Chiêu Hoàng
Cuộc đời của bà đầy phức tạp và bi kịch, khi trở thành một nhân vật chủ chốt trong cuộc biến chuyển triều đại đầy kịch tính giữa nhà Trần và nhà Lý. Vốn dĩ là công chúa, sau trở thành nữ hoàng đế, rồi lại trở thành hoàng hậu và bị giáng làm công chúa, cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng khiến hậu thế đánh giá là một quá trình đầy phức tạp, cũng trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều tác phẩm thi, ca, nhạc, họa và điện ảnh.
Lý Chiêu Hoàng là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, lên ngôi khi mới 8 tuổi. Tuy thời gian trị vì ngắn ngủi, nhưng bà là một nhân vật quan trọng trong lịch sử nhà Lý, với quyết định nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, mở ra triều đại nhà Trần.
5. Bùi Thị Xuân
Bùi Thị Xuân là một trong những nữ tướng tài ba của phong trào Tây Sơn, bà nổi tiếng với sự dũng mãnh và tài lãnh đạo quân đội. Bùi Thị Xuân đã cùng chồng, tướng Trần Quang Diệu, lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng trong các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống nhà Thanh.
6. Lê Ngọc Hân
Lê Ngọc Hân là công chúa con vua Lê Hiển Tông, sau này trở thành vợ của vua Quang Trung. Bà là một người phụ nữ thông minh, tài hoa và rất yêu chồng. Sau khi Quang Trung qua đời, Lê Ngọc Hân đã viết bài thơ "Ai tư vãn" bày tỏ nỗi đau buồn sâu sắc, bài thơ này đã trở thành tác phẩm văn học nổi tiếng, thể hiện tình yêu sâu đậm và nỗi tiếc thương vô hạn.
7. Nguyễn Thị Minh Khai
Nguyễn Thị Minh Khai, tên khai sinh là Nguyễn Thị Vịnh, là nhà cách mạng người Việt Nam, là một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930–1940.
Nguyễn Thị Minh Khai là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam yêu nước, dũng cảm trong phong trào cách mạng. Sự hy sinh của bà đã tiếp thêm lửa cho các phong trào yêu nước sau này. Tên của bà được đặt cho nhiều con đường, trường học và công trình công cộng trên khắp Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Tinh thần đấu tranh quật cường của bà vẫn được nhắc đến và tôn vinh trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
8. Nguyễn Thị Định
Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Phó tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta". Năm 1982, bà được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế: năm 1986, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Nguyễn Thị Định là một nhà cách mạng nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bà là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam.
9. Võ Thị Sáu
Võ Thị Sáu là một nữ chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, hy sinh khi mới 19 tuổi. Bà tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp từ rất sớm và nổi tiếng với sự dũng cảm, gan dạ. Bà bị bắt và xử tử tại Côn Đảo, trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và sự hy sinh quên mình của thế hệ thanh niên Việt Nam.
10. Đặng Thùy Trâm
Đặng Thùy Trâm là một bác sĩ quân y và cũng là một nhà văn thông qua cuốn nhật ký nổi tiếng của mình. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bà đã tham gia phục vụ tại chiến trường Quảng Ngãi. Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm của bà, ghi lại những cảm xúc, tâm tư trong cuộc chiến, đã trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước và sự hy sinh của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ. Nhật ký của bà sau khi được xuất bản đã gây xúc động mạnh mẽ và là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ Việt Nam.