ĐỜI SỐNG
Những thói quen học tập không hiệu quả
Mai Anh • 27-11-2024 • Lượt xem: 359

Hãy thử những thói quen học tập mang lại nhiều hiệu quả hơn dưới đây, trước khi bạn bắt tay vào ôn bài cho kỳ thi tiếp theo.
Bạn cũng biết bạn cần phải từ bỏ thói quen học tập không tốt của mình. Có rất nhiều cách học mang lại hiệu quả tuyệt vời, nhưng cũng có rất nhiều phương pháp tệ hại. Chúng ta hãy cùng xem xét các phương pháp học tập cần tránh và các phương pháp nên ưu tiên thay thế, để bạn thực sự có thể nhớ tất cả kiến thức và hoàn thành bài thi tốt cho kỳ kiểm tra tiếp theo.
Qua đó, bạn hãy sớm tránh xa những thói quen học tập xấu được liệt kê dưới đây:
Ghi chép lại: Ghi chép lại là tốt nếu bạn đang tinh chỉnh và tổng hợp tài liệu học tập của mình (và bạn nên viết lại các ghi chú của mình ngay sau giờ học để ghi nhớ tốt hơn) - nhưng đó không phải là chiến lược tốt nhất để ghi nhớ thông tin nếu bạn chỉ sao chép lại mọi thứ bạn đã viết đi viết lại. Trung tâm viết tại Đại học North Carolina ở Chapel Hill gợi ý, nên cô đọng và rút gọn ghi chú đến mức chúng chỉ bao gồm các khái niệm chính. Sau đó hãy thử sử dụng phương pháp gợi nhớ chủ động, một phương pháp yêu cầu bạn phải đào thông tin ra khỏi bộ nhớ ngắn hạn của mình để giúp thông tin đó lưu lại lâu hơn. Bạn có thể sử dụng thẻ ghi nhớ, tóm tắt các chương và ghi chú của mình thành âm thanh hoặc làm bài thực hành - và nó sẽ hữu ích hơn so với việc chỉ viết lại cơ bản.
Ghi chú tuyến tính: Viết ra những gì bạn nghe được trong bài giảng là điều quan trọng, nhưng thực hiện nó một cách hiệu quả và có ích thì còn tốt hơn nữa. Và mặc dù điều này có vẻ không thực sự là “học”, nhưng hãy nhớ rằng đó là bước lớn đầu tiên hướng tới khả năng ghi nhớ tổng thể. Chỉ ghi lại các từ và cụm từ chính, hoặc tệ hơn là từng từ một, sẽ không giúp bạn xác định các khái niệm chính hoặc tạo mối liên hệ giữa chúng. Thay vào đó, hãy sử dụng phương pháp ghi chú như phác thảo sơ đồ hoặc phương pháp Cornell, để tích cực lắng nghe và ghi lại thông tin thích hợp nhất khi bạn tiếp tục. Và đừng quên ôn lại chúng ngay sau giờ học nhé!
Học nhồi nhét: Học nhồi nhét là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình trải nghiệm khi học đại học, nhưng đó không phải là cách lý tưởng để học mỗi khi bạn có bài kiểm tra. Trên thực tế, các học giả và nhà nghiên cứu cho rằng, nó thậm chí có thể dẫn đến phản tác dụng, khiến bạn nhớ ít hơn trong những bài kiểm tra quan trọng của mình. Thay vào đó, hãy phân bổ việc học của bạn ra thành nhiều ngày. Sử dụng kỹ thuật thực hành phân tán để tạo ra lịch trình hoàn hảo cho việc học của bạn, dựa trên thời điểm diễn ra bài kiểm tra tiếp theo của bạn. Việc này đòi hỏi nhiều kỷ luật hơn, nhưng sẽ giúp bạn ghi nhớ nhiều tài liệu hơn và lâu hơn, điều này thật sự lý tưởng cho các bài thi tổng hợp cuối kỳ cũng như các câu hỏi cũ thông thường.
Không nghỉ giải lao: Tránh không nghỉ giải lao khi học, ngay cả khi bạn không ôn thi là một điều cực kỳ không nên. Yếu tố then chốt của thực hành phân tán là chia các buổi học thành nhiều phần. Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn khi nghỉ giải lao, vì vậy hãy thử sử dụng phương pháp Pomodoro để lên lịch nghỉ giải lao một cách đều đặn.
Sử dụng bút highlight quá mức: Đại học British Columbia cảnh báo sinh viên không nên highlight nội dung bài học quá mức, và lý do chính đáng cho lời khuyên này đó là: Khi bạn biến mọi thứ thành điểm chính, bạn sẽ không nhớ những thông tin thực sự quan trọng. Việc tô màu highlight cho văn bản và ghi chú của bạn cũng tốt, nhưng chỉ khi bạn thực hiện một cách có chủ đích và cẩn thận. Thay vì highlight quá nhiều, hãy thử đọc một cách phản biện, sử dụng phương pháp như SQ3R hoặc KWL để xác định chính xác những gì bạn muốn học trước khi bắt đầu học, thu hẹp các khái niệm mà bạn cần tìm kiếm và ghi nhớ.