ĐỜI SỐNG

Nỗi khổ thiếu ngủ của người dân Hàn Quốc

Bá Phúc • 08-06-2023 • Lượt xem: 4061
Nỗi khổ thiếu ngủ của người dân Hàn Quốc

Tính chất tăng ca đêm ngày càng nhiều, sử dụng các phương tiện kỹ thuật số rộng rãi, dân số già nhanh là những yếu tố khiến cho thói quen ngủ của người dân Hàn Quốc trở nên bất thường dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ tăng cao.

Theo Korea Bizwire, thời lượng giấc ngủ của người Hàn Quốc tuy có chiều hướng tăng, nhưng tình trạng ngủ không đủ giấc kéo theo sự suy giảm về chất lượng giấc ngủ đang là mối lo ngại của đất nước này.

Trong bài báo cáo, Korea Bizwire có nêu rõ thời gian ngủ trung bình của người dân xứ Hàn đang tăng dần trong 15 năm qua, nhưng vẫn chưa đủ để so sánh với thời gian ngủ của người dân ở các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Korea Bizwire cho biết các kiểu ngủ không cân bằng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần.

Một cuộc khảo sát toàn cầu về giấc ngủ năm 2021 do Philips thực hiện, kết quả cho thấy giấc ngủ trung bình của người dân Hàn Quốc chỉ trong khoảng 6-7 tiếng mỗi ngày trong tuần và 7,4 tiếng đối với cuối tuần chênh lệch với mức trung bình của toàn cầu là 6,9 tiếng trong tuần và 7,7 tiếng cho ngày cuối tuần.

Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi về mức độ hài lòng về giấc ngủ thì có 55% dân số Thế giới nói chung và 41% người dân Hàn Quốc nói riêng cho rằng họ luôn hài lòng với giấc ngủ của mình.

Người dân Hàn Quốc không ngủ đủ giấc dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm. 

Một nghiên cứu kết hợp từ Giáo sư Yun Ji-Eun của Khoa Thần kinh bệnh viện Bucheon và Yun Chang-Ho cho biết, sự liên quan đên mối tương quan giữa tổng thời gian ngủ và chứng trầm cảm đang xảy ra đối với người dân Hàn Quốc. Từ đó đã khẳng định tầm quan trọng trong việc duy trì và nuôi dưỡng thói quen ngủ lành mạnh. Bởi theo họ, giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe não bộ, tim mạch và sức khỏe tinh thần.

Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra dẫn chứng rằng những người thường ngủ liên tục trong 7-8 giờ sẽ có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn đối với đa số người ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Theo nghiên cứu, người ngủ ít hơn 5 tiếng có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn khoảng 3,74 lần so với người ngủ đủ giấc.

Dựa trên nghiên cứu cũng như qua trình kiểm tra và phân tích các đặc điểm giấc ngủ khác nhau ở người dân như: thời gian thức dậy, giờ đi ngủ, loại nhịp sinh học, độ trễ do xã hội, buồn ngủ ban ngày, chứng mất ngủ, chất lượng giấc ngủ, …. các giáo sư kết luận việc ngủ quá nhiều là tiêu điểm góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Ngoài ra, việc buồn ngủ ban ngày, mất ngủ, lệch múi giờ xã hội và mô hình sinh học buổi tối là những tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trầm cảm gia tăng.

Giáo sư Yun Chang-Ho chia sẻ quan điểm cá nhân về hậu quả của việc ngủ không đủ thời gian và chất lượng giấc ngủ kém có thể góp gây nguy cơ sản sinh các loại bệnh như đột quỵ và rối loạn tim mạch. Ông nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc ngủ phải đạt được thời lượng nhất định, không nên ngủ ít hơn 5 tiếng hoặc quá 9 tiếng.

Ngủ không đủ 5 tiếng hoặc quá 9 tiếng sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Bên cạnh đó, GS-TS thần kinh học của bệnh viện Ilsan Paik, ông Park Huy-ri đã góp ý nêu rõ một số thói quen có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn và bảo vệ sức khỏe não bộ như:

Đối với người trẻ nên tập luyện và duy trì thói quen ngủ trưa, hạn chế bia rượu và sử dụng điện thoại trước giờ đi ngủ. Họ cần phải lên một kế hoạch cho giấc ngủ và thức điều độ song song với việc tăng cường hoạt động vào ban ngày.

Đối với người cao tuổi thì sẽ thường xuyên mắc các hội chứng rối loạn giấc ngủ khác nhau nên việc tìm kiếm, nhờ sự tư vấn của các chuyên gia là một điều hết sức cấp bách.

Hình ảnh: Internet