VĂN HÓA

Phục hồi môi trường sống trong vườn Tràm Chim bằng cách nào để... chim bay về?

Nguyễn Hậu • 07-06-2022 • Lượt xem: 533
Phục hồi môi trường sống trong vườn Tràm Chim bằng cách nào để... chim bay về?

Theo số liệu thống kê từ năm 1998 trở về trước, số lượng sếu đầu đỏ trở về là trên 1000 con, năm 2017 là 9 con, năm 2018-2019 là 1 con. Từ năm 2020 đến nay thì sếu đầu đỏ đã không trở về nữa. Vậy nguyên nhân do đâu?

Thực trạng và nguyên nhân

Vườn quốc gia Tràm Chim là được coi là một Ramsar thứ 2000 của thế giới và được mệnh danh là Đồng Tháp Mười thu nhỏ. Có diện tích trên 7000 ha cùng vùng đệm và những bãi cỏ rộng tới vài nghìn ha. Nơi đây có hệ sinh thái đa dạng thuận lợi cho sự phát triển của các loài động thực vật quý hiếm phát triển. Là môi trường sống hoàn hảo của nhiều loại chim. Trong đó có loài chim cực kỳ quý hiếm là sếu đầu đỏ, được ghi trong sách đỏ. 

Năm 1994 vườn quốc gia Tràm Chim được nhà nước phê duyệt trở thành khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia. Mục đích là bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của vùng đồng tháp và bảo vệ nơi cư trú cho các loài chim di cư, bảo tồn các loài động thực vật bản địa quý hiếm và là nơi phục vụ cho việc nghiên cứu thiên nhiên.

Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển kinh tế và sự gia tăng của dân số thì hệ sinh thái của vườn quốc gia Tràm Chim đã thay đổi khiến số lượng chim di cư về đây giảm hẳn. Dù đi sâu vào trong lõi của vườn quốc gia này nhưng cũng khó bắt gặp được đàn chim nào.

Theo số liệu thống kê từ trước năm 1998 số lượng sếu đầu đỏ trở về là trên 1000 con, năm 2017 là 9 con, năm 2018 - 2019 là 1 con. Từ năm 2020 đến nay thì sếu đầu đỏ đã không trở về nữa. Các loại động thực vật khác cũng rơi vào tình trạng cạn kiệt như rùa, rắn, cá... Nguyên nhân do người dân dùng xung điện để đánh bắt trái phép.

Hoạt động bán vé cho khách vào câu cá tấp lập từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều cũng đã ảnh hưởng tới thời điểm đi ăn và về tổ của chim. Khai thác du lịch ngày càng tăng phát sinh tiếng ồn từ xuồng máy cũng khiến chim chóc sợ nên phải bay đi. Đặc biệt là hoạt động dùng lưới để bắt chim là hành động gây tác hại lớn nhất đến số lượng chim nơi đây.

Ngoài những nguyên nhân trên còn có nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường. Hiện nay các vùng đệm của vườn quốc gia tràm chim này đã mọc lên nhà mấy gạch men. Từ khi nhà máy hoạt động đã xả khí thải ra ngoài khiến các cánh đồng lúa bị chết, vườn cây mít sắp thu hoạch thì vàng da, thối cuống, rụng quả.

Không những thế việc chuyển đổi đồng cỏ ngập nước tự nhiên thành nơi nuôi trồng thuỷ sản đã gây ô nhiễm môi trường khiến hệ sinh thái bị xuống cấp nghiêm trọng, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái.

Giải pháp cho vườn quốc gia Tràm Chim

Theo lãnh đạo của vườn quốc gia Tràm Chim cho rằng để bảo tồn sự đa dạng của nơi đây, hành động cần thiết đó là phục hồi môi trường sống trong vườn Tràm Chim và những vùng đệm xung quanh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân sống xung quanh về tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường tự nhiên của vườn. Khai thác du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên nhiên và tạo công ăn việc làm cho người dân từ du lịch xanh. Di chuyển nhà máy ra xa vùng đệm. Cấm triệt để hoạt động xâm phạm của con người như câu cá, đánh bắt bằng xung điện, bắt chim bằng lưới.

Nếu chúng ta không hành động ngay từ hôm nay thì trong vòng 10 - 15 năm nữa, sự đa dạng sinh học nơi đây sẽ mất đi hoàn toàn.