“Người về đem tới ngày vui, mùa thu nắng tỏa Ba Đình…” – Đó là câu hát trong bài “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Câu hát có ca từ như một câu thơ, và tác giả mang tinh thần của người chép sử. Bao nhiêu năm qua, hình ảnh Ba Đình trong nắng mùa thu trở thành một hình ảnh đẹp điển hình mà vẫn chân thực. Nắng lung linh trên quảng trường Ba Đình lịch sử, làm xao xuyến những con tim, gợi nhắc về một ngày mùa thu - ngày 2/9/1945; tại nơi đây, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lịch sử
Đầu thế kỷ 20, khu vực phía tây cổng thành Hà Nội là một khoảng trống. Đó là một khu đất hoang, cùng hồ ao mới được san lấp. Công trình phủ Toàn quyền là một trong những công trình đầu tiên người Pháp xây dựng ở khu vực này; tiếp theo là một số công trình khác. Cùng với việc phát triển xây dựng công trình, khu vực này đã được quy hoạch thành một vườn hoa kiểu gần như giao lộ, đặt tên là Rond Point Puginier, còn gọi là quảng trường tròn (rond point: điểm tròn) hay vườn hoa Puginier (Puginier là tên một vị cha cố).
Vườn hoa Rond Point Puginier nhìn từ phía Đông
Cho tới trước năm 1945, vườn hoa Puginier không thay đổi nhiều so với sự khởi đầu của nó. Nó có nằm trong dự án quy hoạch nhưng không được triển khai. Tuy vậy, về kiến trúc công trình có sự đóng góp một vài công trình đáng kể sau công trình phủ Toàn quyền, đó là trường Albert Sarraut ở phía bắc và Sở Tài chính ở phía nam.
Cách mạng tháng tám thành công, chính tại nơi này Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cái tên Quảng trường Ba Đình được biết đến từ đó. Nhưng phải nói rằng, không phải vào thời điểm
Và cái tên Quảng trường Ba Đình đã đi khắp thế giới cùng với sự ra đời của nước Việt
Sau đó, Quảng trường Ba Đình có tên là Quảng trường Độc lập. Và trong thời gian Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947-1954), Phủ Toàn quyền Pháp đổi tên là Vườn hoa Hồng Bàng. Năm 1954, quân ta về tiếp quản thủ đô và nơi đây lại được trả lại tên Quảng trường Ba Đình; cạnh đó Phủ Toàn quyền trở thành Phủ Chủ tịch.
Sau này có nhiều ý kiến đổi tên Quảng trường Ba Đình thành Quảng trường Độc lập hay Quảng trường 2/9 để gắn liền với sự kiện hơn, song Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ tên này vì nó đã đi vào lịch sử và có tính phổ cập.
Cho tới bây giờ, Quảng Trường Ba Đình vẫn là trung tâm chính trị, nơi đã diễn ra bao nhiêu sự kiện trọng đại của đất nước. Và đây cũng là nơi có quy hoạch và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.
Quảng trường Ba Đình là di tích lịch sử hàng đầu của thủ đô Hà Nội, là nơi có quy hoạch và quần thể kiến trúc đẹp nhất Hà Nội Ảnh: Quảng trường Ba Đình nhìn từ phía đường Độc Lập
Những đài hoa kiến trúc
Quảng trường Ba Đình được giới hạn bởi: Đường Hoàng Văn Thụ ở phía Bắc, đường Độc lập ở phía Đông, đường Hùng Vương ở phía Tây (đây là trục chính mang tính nghi lễ của Quảng trường), đường Chùa Một cột ở phía Nam. Không gian quảng trường còn mở rộng ra các hướng bắc – nam đường Hùng Vương, hướng Đông với trục đường Bắc Sơn, hướng Đông
Quảng trường Ba Đình nhìn từ phía đường Hoàng Văn Thụ.
Kiến trúc của Quảng trường Ba Đình trải qua nhiều thời kỳ và chịu nhiều ảnh hưởng của những trường phái khác nhau. Tuy nhiên, cho tới bây giờ, tất cả vẫn hài hòa, bổ sung cho nhau để tạo nên một tổng thể thống nhất mà đa dạng, các công trình đều có giá trị thẩm mỹ cao, có thể coi như những đài hoa kiến trúc. Về mặt lịch sử, có thể chia ra làm hai thời kỳ:
- Thời kỳ trước 1954: Các kiến trúc do người Pháp xây dựng, trong đó có các công trình lớn có ảnh hưởng và tạo nên bộ mặt Quảng trường là:
+ Công trình Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch), xây dựng năm 1902. Đây là một công trình điển hình của phong cách Tân cổ điển, với quy tắc đối xứng nghiêm ngặt, nhấn mạnh hai khối hai bên và có nhiều chi tiết trang trí cổ điển.
Công trình phủ Toàn quyền, nay là phủ Chủ tịch, xây dựng năm 1902.
+ Công trình Trường Albert Sarraut – là trường bảo hộ (nay là Cơ quan Trung ương Đảng), xây dựng năm 1919. Công trình này là một tổ hợp khá nhiều khối kiến trúc mà khối chính quay mặt ra phía quảng trường, mang phong cách cổ điển.
Công trình trường Albert Sarraut bên đường Hoàng Văn Thụ, nay là cơ quan Trung ương Đảng, xây dựng năm 1919.
+ Công trình Sở Tài chính Đông Dương (nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao), xây dựng năm 1925. Công trình do kiến trúc sư Ernest Hébrard - người để lại nhiều dấu ấn cho kiến trúc Hà Nội, thiết kế. Đây là một công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương, khai thác nhiều yếu tố bản địa truyền thống, chú ý tới các điều kiện khí hậu địa phương.
Công trình sở Tài chính Đông Dương, nay là trụ sở Bộ Ngoại giao, xây dựng năm 1925.
- Thời kỳ sau 1954:
Các kiến trúc mới ở đây do chủ yếu các kiến trúc sư Liên Xô (cũ) và kiến trúc sư Việt
+ Công trình Hội trường Ba Đình, hoàn thành xây dựng năm 1963. Hội trường Ba Đình nằm phía đông Quảng trường; do các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và Trần Hữu Tiềm thiết kế. Hội trường Ba Đình được sử dụng là nơi họp Quốc hội và tổ chức các hoạt động mít tinh khác của Đảng và Nhà nước. Kiến trúc công trình mang dáng dấp điển hình của thể loại này, có bố cục cân xứng, tỷ lệ vừa phải. Năm 2008, Hội trường Ba Đình bị phá dỡ để nhường chỗ cho toà nhà Quốc hội mới.
Công trình Hội trường Ba Đình, hoàn thành năm 1963, do các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và Trần Hữu Tiềm thiết kế. Công trình bị phá dỡ năm 2008 để nhường chỗ cho dự án xây dựng Nhà Quốc hội mới.
+ Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lăng Bác): Dự án này được chuẩn bị sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, với mục đích bảo vệ lâu dài thi hài của Bác. Lăng được khởi công ngày
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhìn cận cảnh từ đường Hùng Vương.
+ Công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh: Nằm phía nam, gần Lăng Bác, được lập kế hoạch ngay sau khi Bác qua đời. Nhưng từ khi bắt đầu, sau 20 năm(từ 1970 đến 1990), Bảo tàng Hồ Chí Minh mới được khánh thành. Công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh mang phong cách hiện đại với những mảng lớn, hình khối, đường nét mạnh mẽ; cũng được thiết kế và thi công với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô. Bảo tàng Hồ Chí Minh không hiện diện cùng quần thể kiến trúc “có mặt” trực tiếp trên Quảng trường Ba Đình nhưng là thành phần không thể thiếu trong mối quan hệ các công trình nơi đây.
Công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh, hoàn thành năm 1990.
+ Đài Tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ hy sinh vì Tổ Quốc: Là công trình xây dựng muộn nhất (không tính Nhà Quốc hội mới) trong quần thể kiến trúc ở Quảng Trường Ba đình. Đài tưởng niệm liệt sỹ nằm cuối đường Bắc Sơn, là trục đường thẳng với Lăng Bác phía đông quảng trường. Tác giả công trình là kiến trúc sư Lê Hiệp. Kiến trúc được xây dựng như bây giờ là kết quả của phương án dự thi trong một cuộc thi tuyển. Đài Tưởng niệm liệt sỹ có hình thức kiến trúc và tỷ lệ hài hoà với cảnh quan chung. Công trình được hoàn thành năm 1994.
Công trình Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ ở đường Bắc Sơn, hoàn thành năm 1994, do kiến trúc sư Lê Hiệp thiết kế.
+ Công trình Nhà Quốc hội (mới) là công trình mới nhất, trong quần thể kiến trúc trên quảng trường Ba Đình. Công trình hoàn thành xây dựng cuối năm 2014, sau 20 năm so với công trình Đài tưởng niệm được xây dựng trước đó. Công trình được xây trên nền Hội trường Ba Đình cũ, kế bên khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long, do nhóm các kiến trúc sư người Đức thiết kế. Đây là một công trình đặc biệt, có quy mô lớn, có phong cách hiện đại kết hợp những nét kiến trúc truyền thống. Sau khi công trình hoàn thành, quy hoạch Quảng trường Ba Đình được điều chỉnh. Theo đó trục đường Bắc Sơn được sử dụng như một sảnh vào bên của Nhà Quốc hội, đường Độc Lập trước Nhà Quốc hội được mở rộng, các ô cỏ phía Lăng Bác được thu nhỏ lại để phù hợp với giao thông và không gian của toà nhà Quốc hội.
Công trình Nhà Quốc hội, được xây dựng trên nền cũ của Hội trường Ba Đình, hoàn thành năm 2014
Một số kiến trúc khác:
Trên khu vực Quảng trường Ba Đình có một số kiến trúc khác, tuy không lớn và không nhìn thấy được từ quảng trường nhưng có giá trị kiến trúc và lịch sử. Đó là Chùa Một cột, nằm giữa Lăng Bác và Bảo tàng Hồ Chí Minh, quần thể Nhà sàn Bác Hồ, nằm giữa Lăng Bác và phủ Chủ tịch, thuộc khuôn viên phủ Chủ tịch.
Chùa Một cột (Diên Hựu Tự), một kiến trúc cổ độc đáo nằm ở khu vực Quảng Trường Ba Đình, kế bên Lăng Bác; được xây dựng từ năm 1049 (thời Lý). Chùa trải qua nhiều lần được sửa chữa và trùng tu. Năm 1954, truớc khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đã phá huỷ ngôi chùa. Chùa được phục dựng lại năm 1955 với kiến trúc gần nguyên như cũ.
Nhà sàn và ao cá Bác Hồ thuộc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phủ Chủ tịch (nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch). Đây là di tích được xếp hạng đặc biệt của Quốc gia.
Hiện nay, Quảng trường Ba Đình vẫn là quảng trường lớn và đẹp nhất Việt
Nắng Ba Đình và chốn thiêng liêng của Hà Nội
Mùa thu sang. Ba Đình nắng toả. Hồi ức về những ngày mùa thu lịch sử vẫn mới nguyên trong trái tim nhiều người. Bao nhiêu năm đã trôi qua, nơi đây đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử của Đất nước, và đều gắn với mùa thu: Mùa thu cách mạng năm 1945, mùa thu trở về Hà Nội năm 1954; và mùa thu năm 1969, tại Hội trường Ba Đình, Việt
Mùa thu sang. Đi qua những con đường quanh Quảng trường Ba Đình hay đứng giữa quảng trường, nhìn bầu trời xanh, đón nắng, đón làn gió mùa thu thổi nhẹ, thấy được âm hưởng từ xưa vọng về, nghe lòng bồi hồi xao xuyến.
Lễ chào cờ trên Quảng trường Ba Đình (diễn ra vào 6h sáng hàng ngày).
Hằng ngày, từng đoàn người vẫn nối nối nhau vào lăng viếng Bác.
Rặng tre bên lăng Bác - hình ảnh đã đi vào thơ Viễn Phương trong bài "Viếng lăng Bác", được nhạc sỹ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác/ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát..."
Một phiên đổi gác của các chiến sĩ Bộ tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quảng trường Ba đình nhìn từ phía đường Hùng Vương trước Lăng Bác về phía đường Bắc Sơn (Ảnh chụp sau khi Hội trường Ba Đình bị phá dỡ). Đây là không gian cộng đồng rất ý nghĩa của Hà Nội, rất nhiều người tới đây để tham quan, vui chơi, nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhìn từ phía đường Hoàng Diệu trong ánh nắng chiều.
Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác khi hoàng hôn buông.
Lăng Bác lung linh trên Quảng trường.
Lễ hạ cờ trên Quảng trường Ba Đình (diễn ra vào 21h hằng ngày).