VĂN HÓA

Sau nhiều năm mộ cổ của Tào Tháo được tìm thấy

Phúc Minh • 08-12-2018 • Lượt xem: 6013
Sau nhiều năm mộ cổ của Tào Tháo được tìm thấy

Mới đây, các chuyên gia đến từ Học viện Văn hóa và Khảo cổ học tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đưa ra kết luận về việc tìm thấy mộ phần của Tào Tháo (220-280). Vị trí ngôi mộ bị che dấu bí ẩn suốt nhiều thế kỷ. Tới năm 2009, phiến đá trong ngôi mộ được các nhà khảo cổ tìm thấy ở làng Tây Cao Huyệt, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam. Trên phiến đá có khắc dòng chữ “Ngụy Vũ Đế”.

Vào thời điểm đó, kết luận "có phải đây đã là mộ của vị vua nước Ngụy thời Tam Quốc chưa?" vẫn gây nhiều tranh cãi. Kết quả từ cuộc khai quật mới nhất giúp giới chuyên gia có thể khẳng định, lăng mộ ở làng Tây Cao Huyệt chính là nơi yên nghỉ cuối cùng của vị vua này.

Khai quật mộ Tào Tháo

Tào Tháo là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cùng với Lưu Bị và Tôn Quyền, cả 3 nhân vật này lập nên thế chân vạc “Ngụy - Thục - Ngô” trong cuộc chiến Tam Quốc sau khi nhà Hán tan rã.

Hình ảnh phác họa Tào Tháo

Các chuyên gia phát hiện tàn tích của lăng mộ rộng lớn - nơi an nghỉ của Tào Tháo - bao gồm hai công trình và một đường hầm trong cuộc khai quật vào năm 2016 - 2017.

Với kích thước lăng mộ lớn như vậy, các chuyên gia nhận định điều này cho thấy Tào Tháo là một nhân vật quyền lực thời xưa.

Đường hầm trong lăng mộ Tào Tháo

Một số tài liệu lịch sử chỉ ra rằng, trước khi chết, Tào Tháo lệnh xây lăng của ông một cách kín đáo, không có bia đánh dấu. Zhou Ligang, nhà nghiên cứu phụ trách chương trình khảo cổ, cho hay rất có thể Tào Phi - người con trai kế nghiệp Tào Tháo - đã không làm theo di nguyện của người cha lúc lâm chung mà xây một nghĩa trang lớn để tưởng nhớ công trạng của cha ông và thực hiện bổn phận làm con.