ĐỜI SỐNG

Tái đấu sau 14 năm: Cuộc đua vận chuyển dữ liệu giữa chim bồ câu và mạng Internet

Diễm Chi • 08-09-2023 • Lượt xem: 1342
Tái đấu sau 14 năm: Cuộc đua vận chuyển dữ liệu giữa chim bồ câu và mạng Internet

Trong lịch sử, việc sử dụng bồ câu làm phương tiện vận chuyển thư tín đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cùng với sự phát triển vượt trội của công nghệ và viễn thông, liệu bồ câu có thể chiến thắng mạng Internet cáp quang trong việc truyền tải dữ liệu và thông tin?

Xem thêm:

Sự thật đằng sau bức ảnh chụp chung của Leonardo da Vinci và Mona Lisa gây xôn xao mạng xã hội

Có thể nói, chim bồ câu đã được sử dụng để vận chuyển thư tín trong suốt hàng chục thế kỷ, đặc biệt là các vùng có lịch sử phát triển lâu đời như Trung Đông và châu Âu.

Trong lịch sử từ hơn 3000 năm trước, con người đã vô tình phát hiện ra những đặc tính vô cùng đặc biệt tồn tại ở loài bồ câu. Có thể nói, chim bồ câu thường có tính trung thành với nơi chúng cho là nhà, chính vậy mà chúng có khả năng tìm về được nhà của mình cho dù ở bất cứ vị trí nào và cách bao xa. 

Vì thường phải di chuyển một đoạn đường rất dài, thường xuyên đối mặt trực tiếp với các điều kiện thời tiết khó khăn, chim bồ câu có khả năng chống chịu tốt và có thể bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa khác nhau.

Bên cạnh đó, chim bồ câu cũng có khả năng bay rất nhanh và di chuyển một đoạn đường rất xa. Chúng có thể bay hàng nghìn km với tốc độ lên đến khoảng 100 km/h. Một số con nếu được huấn luyện còn có thể đạt được tốc độ 180 km/h. Cũng chính vì vậy, kể từ đó, con người bắt đầu huấn luyện chim bồ câu để vận chuyển thư tín, thông tin tối mật, mệnh lệnh từ nơi này đến nơi khác.

Vậy, ở thời điểm hiện tại, sự phát triển của công nghệ cung cấp cho con người vô vàn những tính năng tiện lợi và nhanh chóng, trong đó có thể kể đến việc truyền thông tin giữa hai địa điểm chỉ bằng một cú đúp chuột. Nếu so sánh các yếu thuộc tốc độ và thời gian thì liệu chim bồ câu có thể so sánh được với mạng Internet? 

Trận chiến “tốc độ” giữa chim bồ câu và mạng Internet

Thật vậy, nhiều người không khỏi thắc mắc và đặc ra câu hỏi tương tự. Để giải đáp thắc mắc và tìm ra câu trả lời, năm 2009, một công ty Nam Phi đã tiến hành một thí nghiệm nho nhỏ nhằm so sánh tốc độ và thời gian truyền thông tin của chim bồ câu và mạng Internet. Để thực hiện thí nghiệm, họ đã cho một chú chim bồ câu có tên là Winston mang trên mình chiếc thẻ nhớ 4GB so với tốc độ của dịch vụ ADSL thuộc Telkom, một nhà mạng tại Nam Phi.

Với khoảng cách khoảng 60 dặm tính từ điểm xuất phát, Winston tiêu tốn 1 giờ 8 phút để đến địa điểm cần vận chuyển dữ liệu. Nếu cộng thêm khoảng thời gian 1 tiếng để chuyển dữ liệu từ thẻ nhớ sang máy tính, kết quả thu được tổng thời gian cho toàn bộ quá trình vận chuyển thông tin bằng chim bồ câu chỉ mất 2 giờ, 6 phút và 57 giây.

Trong khi đó, cùng khoảng cách là 60 dặm, ngay khi Winston vừa được thả đi, công ty nọ cũng tiến hành gửi dữ liệu, tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian đó, dịch vụ ADSL của Telkom chỉ mới gửi đi được 4% trên tổng số 4GB dữ liệu tới máy tính khác. 

Sau thí nghiệm trên có thể thấy, chim bồ câu đã giành được chiến thắng với tỉ số áp đảo. Kết quả của trận chiến “tốc độ” này cũng nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người, thu về hàng nghìn lượt thích, bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội. Ở thời điểm hiện tại, ngay khi mạng internet gặp trục trặc, “huyền thoại” này thường được nhắc vui lại để chê trách tốc độ truy cập mạng chậm chạp.

Tái đấu sau 14 năm, liệu đây có còn là trận đấu “ngang tài ngang sức”?

Có thể nói, tại thời điểm đó, thí nghiệm được thực hiện cũng nhằm một phần chứng minh sự chậm chạp của mạng Internet thuộc Telkom. Cứ ngỡ trận đấu đã được khép lại, tuy nhiên, sau 14 năm, mới đây, một Youtuber công nghệ Jeff Geerling đã thực hiện một trận tái đấu tương tự. 

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài, bất kỳ ai cũng nhận thấy những khác biệt to lớn so với trận đấu trong quá khứ. Khác với chim bồ câu không có gì thay đổi thì mạng Internet lại có sự thay đổi và phát triển vượt bậc thông qua bàn tay của những “phù thuỷ” công nghệ, đặc biệt, cáp quang của ADSL vào năm 2009 chẳng thể nào so sánh được về tốc độ với cáp quang năm 2023.

Thông qua đoạn clip được Youtuber công nghệ Jeff Geerling chia sẻ có thể thấy thể lệ cuộc thi vẫn diễn ra tương tự so với năm 2009. Với khoảng cách 1 dặm, anh đang cho chú chim bồ câu vận chuyển ba thanh USB SSD SanDisk Extreme PRO 1TB, mỗi chiếc có trọng lượng 5g. 

Phát triển vượt bậc là thế, nhưng một lần nữa, mạng Internet đã bị một chú chim bồ câu đánh bại. Kết quả của trận đấu cũng khiến người xem không khỏi bất ngờ. Nếu cộng tổng thời gian sao chép 3TB dữ liệu từ thanh USB sang máy tính và 1 phút di chuyển, chú chim bồ câu vẫn giành được chiến thắng vượt trội so với mạng cáp quang. 

Chim bồ câu xuất sắc hoàn thành trận đấu khi vận chuyển 3 thanh USB SSD SanDisk Extreme PRO 1TB về đích trong vòng 1 phút.

Tuy nhiên, sau cuộc tái đấu này, người ta còn phát hiện thêm một số yếu tố bất ngờ khác. Mặc dù bồ câu dành được chiến thắng áp đảo nhưng kết quả này chỉ giới hạn trong khoảng cách từ 1 đến 600 dặm mà thôi. Bởi lẽ, nếu xa hơn 600 dặm, mạng Internet cáp quang sẽ là người chiến thắng sau cùng nếu xét về thời gian hoàn thành.

Biểu đồ so sánh quãng đường và thời gian di chuyển 3TB dữ liệu của chim bồ câu (màu xanh), mạng Internet (màu vàng) và Jeff Geerling (màu đỏ).

Không giới hạn ở đó, để tăng thêm tính thú vị và hấp dẫn, Youtuber công nghệ Jeff Geerling cũng đã tham gia vào chính trận đấu. Tương tự chim bồ câu, Jeff Geerling đã tiến hành vận chuyển 3 chiếc USB SSD chứa 3TB dữ liệu từ Mỹ đến một trung tâm dữ liệu ở Canada bằng máy bay. Trước khi bắt đầu xuất phát, anh cũng đã gửi một lượng dữ liệu tương tự đến một máy tính thuộc trung tâm dữ liệu này để đo lường thời gian.

Quan sát biểu đồ có thể nhận thấy, Jeff Geerling mất ít thời gian hơn so với chim bồ câu và mạng Internet cáp quang để vận chuyển 3 TB dữ liệu từ điểm xuất phát đến trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, tương tự với chim bồ câu, kết quả này cũng bị giới hạn trong một khoảng cách nhất định, cụ thể là trong ngưỡng 5000 dặm. Nếu vượt quá ngưỡng 5000 dặm, mạng Internet cáp quang vẫn sẽ là người chiến thắng khi so sánh yếu tố thời gian vận chuyển dữ liệu.