ĐỜI SỐNG

Tại sao mắc kẹt với công việc lại ngày càng trở nên phổ biến?

Diễm Chi • 31-07-2023 • Lượt xem: 2280
Tại sao mắc kẹt với công việc lại ngày càng trở nên phổ biến?

Cùng với sự phát triển, nhân sự mỗi ngày phải đối mặt với nhiều áp lực, chính vì vậy mà ở thời điểm hiện tại, nhiều người nhận thấy rằng bản thân mình đang mắc kẹt với công việc nhưng không thể tìm được cách tránh khỏi hoặc ngăn chặn tình trạng này.

Xem thêm:

Cụ bà 92 tuổi vẫn lầm lũi mưu sinh chỉ mong kiếm đủ tiền trang trải cho cuộc sống

“Những người mắc kẹt trong công việc” là một cụm từ được dùng để mô tả tình trạng mà những cá nhân đang gặp phải khó khăn hoặc rơi vào tình huống không thể thoát ra một công việc mà họ cảm thấy nhàm chán, không hài lòng hoặc không thể tiếp tục phát triển.

Tại sao mắc kẹt với công việc lại ngày càng trở nên phổ biến?

Một nhân viên pha chế tại Massachusetts (Mỹ), Elizabeth, đã dành 18 năm cuộc đời của mình để cống hiến cho lĩnh vực này. Elizabeth chia sẻ bản thân mình thường xuyên nổi giận, cơn giận tồn tại như những dòng nhung nham tiềm ẩn bên trong chỉ đợi thời cơ để trực trào.  

Cô cho biết bản thân đã cố gắng tìm một công việc khác, tuy nhiên, trong vòng một năm nay chẳng có tiến triển gì dù chỉ đơn giản là những công việc bán thời gian. Để chuyển đổi từ một công việc hiện tại sang một nơi làm việc mới, đa phần mọi người đều mong muốn nhận được mức lương tương ứng hoặc cao hơn so với hiện tại, Elizabeth cũng vậy: “Tôi chẳng tìm được công việc nào có mức lương cao hơn hoặc ngang bằng hiện tại mà không yêu cầu bất cứ bằng cấp hay chứng chỉ liên quan nào”. Có thể nói, những điều này đã ngăn cản Elizabeth tìm đến một công việc hay một cơ hội mới.

Vì vậy, Elizabeth quyết định tìm kiếm cơ hội trong chính công việc của mình bằng cách tự tiến cử bản thân khi có dịp bởi lẽ cô cũng xác định được nếu không trở thành quản lý thì mức lương của bản thân sẽ không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, khi được trở thành quản lý, Elizabeth lại cảm thấy khủng hoảng, lo lắng và hoảng loạn. Thay vì bước ra ngoài để được chào đón, thì cô lại chỉ có thể ngồi sụp xuống sàn nhà và khóc.

Hiện tại, Elizabeth đã quyết định tạm thời nghỉ việc bởi lẽ nó khiến nhiều vấn đề của cô trở nên trầm trọng hơn. Cô cũng chia sẻ rằng bản thân sẽ được hỗ trợ các phúc lợi như nghỉ phép có lương, được chăm sóc sức khỏe tinh thân và một số phúc lợi liên quan khác.

Một trường hợp khác có thể kể đến là Jose Gonzalez, một người luôn bận rộn với công việc nhưng không bao giờ cảm thấy hạnh phúc, anh luôn cảm thấy bản thân bị tách rời khỏi nhóm và công việc. Đối với Gonzalez, mỗi ngày đi làm là một “cực hình” bởi lẽ anh cảm thấy công việc quá nhàm chán và không có gì thú vị, từ đó cũng dẫn đến việc anh thường xuyên cảm thấy cáu kỉnh. Gonzalez không từ bỏ công việc này là vì dường như anh chẳng thể tìm thấy công việc nào phù hợp với bản thân mình. 

Dựa vào những trạng thái của Gonzalez có thể thấy anh là một trong những trường hợp được xếp vào nhóm nhân sự “grumpy stayer”, hay còn được gọi là “người ở lại cáu kỉnh”. Khi mà thị trường nhân lực ngày càng có nhiều sức ép, cơ hội ngày một ít trong khi sa thải hay cắt giảm nhân lực ngày càng nhiều, họ sợ lên tiếng và nói lên những điều mình không hài lòng.

“Người ở lại cáu kỉnh” là những người cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại nhưng vẫn tiếp tục ở lại vì nhiều lý do như sợ thay đổi, không tìm thấy cơ hội mới hoặc áp lực từ xã hội. 

Ở thời điểm hiện tại, có thể dễ dàng bắt gặp những người có tình trạng tương tự Gonzalez, tuy nhiên khi được phỏng vấn, họ cho biết, dù họ đã dũng cảm thay đổi, tìm kiếm một cơ hội mới, những công việc mà họ tưởng chừng như tốt hơn những cuối cùng lại không đáp ứng đúng mong đợi và kỳ vọng. 

Bằng cấp và chứng chỉ liên quan là một trong những rào cản lớn ngăn cản họ tìm kiếm những cơ hội mới cũng như các nhân sự đang làm việc tại một số công ty không có cơ hội thăng tiếng dù rất nỗ lực và cống hiến cho công việc.

Chính vì vậy mà nhiều nhân sự đang rơi vào tình trạng mắc kẹt với công việc. Có thể nói, hành vi của doanh nghiệp của là một trong những nhân tố thúc đẩy tình trạng ngày trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Groshen cho biết, dù các công ty còn nhiều vị trí bị bỏ trống và mong muốn tuyển nhân sự nhưng những yêu cầu về bằng cấp và chứng chỉ của họ đã ngăn cản các ứng viên. 

Đối với các nhân sự hiện có, dù đã chăm chỉ và cố gắng cống hiến để nhận được cơ hội thăng tiến và có·nhiều quyền lợi hơn, nhưng vì hạn chế về bằng cấp mà họ không thể “chạm” vào mong muốn đó. Nếu nhà tuyển dụng có những yêu cầu cần thiết cho một vị trí cụ thể, thay vì đuổi việc và tìm kiếm một nhân sự mới, họ nên trang bị kỹ năng đó cho chính nhân viên của mình. Groshen cũng đưa ra lời khuyên: “ Đào tạo nhân sự nội bộ là một trong những cách giúp kết nối cung cầu tốt hơn.”

Mối đe doạ nặng nề về “sức khoẻ tinh thần” 

Khi nhân sự chẳng thể tìm thấy thú vui trong công việc, họ ngày càng trở nên cáu gắt. Nhưng nếu tình trạng đó kéo dài từ ngày này sang ngày khác thì sức khỏe tinh thần của họ có thể bị đe dọa một cách nghiêm trọng. 

Một trong những yếu tố có thể dễ dàng nhìn thấy là sức khỏe tinh thần của họ ngày một xuống cấp. Cảm giác mắc kẹt và không hài lòng trong công việc có thể gây ra căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Người lao động có thể cảm thấy chán nản và không có động lực để làm việc, từ đó dẫn đến hiệu suất công việc giảm theo. Họ không thể phát huy một cách tối đa khả năng của mình và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công việc. 

Tâm trạng cáu gắt cũng khiến họ gặp phải khó khăn việc duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh. Từ đó, hiệu suất về những khía cạnh khác như làm việc nhóm bị kéo theo là một điều có thể dễ dàng nhận thấy.

Nói một cách cụ thể, đối với một nhân sự, để có thể hoàn thành tốt công việc của mình, sức khỏe tinh thần là một trong những yếu tố cần được đảm bảo. Nếu những hệ lụy này không có cách giải quyết sẽ có thể gây ra tác động lớn và kéo dài đến cuộc sống và sự nghiệp của người lao động.