Nam Bộ là một vùng đất mới, có trên dưới 300 năm tuổi. Nói đến văn hóa Nam Bộ là nói đến văn hóa Việt đã được phát triển ở vùng đất này như thế nào. Trước nhất, sẽ nói đến lưu dân người Việt đặt chân đến vùng đất này. Đây là nơi giao thoa, gặp gỡ những luồng văn hóa khác, từ đó biến đổi như thế nào. Do những đặc điểm riêng, vùng đất này trở thành không gian mở, thành nơi hợp lưu những dòng chảy văn hóa.
Như vậy, quá trình văn hóa của vùng đất Nam bộ sẽ là nơi - yếu tố tìm hiểu của chúng ta hôm nay. Sau khi xem xét quá trình văn hóa của vùng đất Nam bộ, chúng ta sẽ hiểu được nguồn gốc lịch sử, nội dung và hiểu được đặc điểm tính chất của nó.
Buổi trò chuyện “Tản mạn văn hóa Nam bộ” này thực sự là nỗ lực phác họa nên diện mạo văn hóa của vùng đất mới phương Nam. Nội dung trò chuyện xoay quanh những vấn đề như: Hạt giống văn hóa Thuận Quảng của cộng đồng lưu dân khai hoang; Thổ ngơi phương Nam, tiền đề của đặc trưng “văn minh sông rạch”; Giao lưu văn hóa Việt - Chăm, Việt - Khmer, Việt - Hoa; Ảnh hưởng văn hóa phương Tây; Nam bộ - nơi hợp lưu của những dòng chảy văn hóa.
Ông Phan Bửu Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn (phải) chụp ảnh kỷ niệm, tặng hoa chúc mừng nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng.
Như một tất yếu của lịch sử và của điều kiện địa lý, vùng đất Nam bộ trở thành nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hóa. Nếu buổi đầu, dòng chảy văn hóa chính là Thuận Quảng thì không muộn hơn là bao là sự giao lưu văn hóa Hoa, Khmer và sau đó là văn hóa Tây Âu. Đến đầu thế kỷ XX, văn hóa Nam Kỳ đã trở thành một phức thể đa nguyên, mang tính chất baroque rõ rệt. Cá tính văn hóa của vùng đất này, do đó có thể nói một cách khái quát là không có gì riêng của nó hiểu theo nghĩa có thâu hóa tất cả những gì từ mọi nơi khác hội tụ về đây. Và nơi đây là một giao điểm động, luôn tiếp xúc với cái mới nên hầu như không một dạng thức văn hóa, một hình thức nghệ thuật, một nhu cầu (và cả thị hiếu) văn hóa nào tồn tại nguyên dạng trong một thời gian nhất định. Chúng luôn luôn và nhanh chóng đổi mới để tạo nên một dạng thức mới đáp ứng nhu cầu (và thị hiếu) của từng thời đại. Ngoài hai yếu tố trên thì tính thời thượng và tính hiếu kỳ (axotique) trong thị hiếu của văn hóa Nam Bộ.
Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng và MC Thiên Phong trong buổi giao lưu.
Có thể nói, chất liệu văn hóa chính là yếu tố nổi bật riêng của từng địa phương, mỗi quốc gia để khơi gợi phát triển du lịch. Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế về cảnh quan khác biệt trải dài trên mảnh đất hình chữ S. Theo đó, lịch sử - văn hóa từng vùng miền cũng phong phú không kém. Trong đó, Vùng đất Nam bộ tuy là vùng đất mới tích hợp vô vàn yếu tố mới - cũ sẽ mang đến cho chúng ta nhiều chất liệu giá trị và có những cái nhìn trực quan sinh động hơn trong góc nhìn của người làm nghề du lịch và giá trị mà du khách nhận được sau mỗi chuyến đi. Thêm hiểu và yêu đất nước và con người Việt Nam thông qua việc quảng bá văn hóa, du lịch và du khách Quốc tế. Đó chính là ý tưởng thực hiện chương trình “Tản mạn văn hóa Nam Bộ”. Nội dung chương trình giao lưu được chọn lọc từ những tác phẩm do NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản như: “Tổng tập Văn học dân gian Nam bộ (tập I - II - III)”; “Câu chuyện văn hóa”; “Gia Định - Sài Gòn: Ký ức lịch sử - văn hóa”; “Gia Định - Sài Gòn: Hò, hát, lý, vè và diễn xướng lễ hội” của NNC Huỳnh Ngọc Trảng cùng các cộng sự.
Các bạn sinh viên trường Cao đẳng Sài Gòn nhiệt tình tham gia trong buổi trò chuyện cùng NNC Huỳnh Ngọc Trảng
Hy vọng với “Tản mạn văn hóa Nam bộ”, sinh viên được gặp gỡ NNC Huỳnh Ngọc Trảng - người am hiểu về lĩnh vực văn hóa - sẽ giúp sinh viên có nhiều kiến thức bổ ích về văn hóa nói chung và văn hóa Nam bộ nói riêng. Từ đó, có thể áp dụng những kỹ năng – bí quyết học tập tự thân để phục vụ ngành nghề của của các bạn đang học và sắp làm. Đồng thời qua buổi giao lưu, đây cũng là cách để sinh viên biết rằng việc tiếp nhận kiến thức ngoài việc đi thực tế để có kiến thức thì đọc sách cũng là cách để các bạn có kiến thức. Vì đối với sinh viên du lịch thì thì kiến thức đủ và đúng là điều rất quan trọng, để các bạn làm nghề tốt nhất, khẳng định được sự thành công của bản thân và góp phần phát triển thương hiệu du lịch mà bạn gắn bó trong nghề, mang văn hóa Việt đi xa khắp bốn bể năm châu.