Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh. Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với cả du khách trong và ngoài nước. Có rất nhiều điều để nói, để nhìn – ngắm, hay để suy nghĩ ở công trình này. Hơn là một di tích lịch sử thông thường, Dinh Độc Lập trở thành một biểu tượng của Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh.
Khởi nguyên, tại vị trí Dinh Độc Lập bây giờ là một dinh thự của Thống đốc Nam Kỳ, có tên là Dinh Norodom, được xây dựng từ năm 1868, theo lối kiến trúc cổ điển phương Tây và được hoàn thành vào năm 1871.
Năm 1954, sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký hiệp định Geneve và rút quân khỏi Việt
Ngày
Dinh Norodom - Dinh Độc Lập cũ (Ảnh tư liệu)
Năm 1962, Dinh Độc Lập bị phá huỷ nặng trong một cuộc không kích của phe đảo chính. Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm quyết định phá bỏ công trình này và xây dựng một Dinh Độc Lập mới trên nền đất cũ rộng khoảng 12 ha ở trung tâm Sài Gòn. Dinh Độc lập mới được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt
Đây là công trình kiến trúc hiện đại lớn nhất của Việt
Dinh Độc Lập mới được khởi công ngày
Dinh Độc Lập mới, theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - trong giai đoạn thi công (Ảnh tư liệu)
Dinh Độc Lập cao 26m, có diện tích xây dựng 4500m2; diện tích sử dụng khoảng 20.000m2, gồm tầng hầm, tầng trệt, 3 tầng chính, 2 gác lửng và 1 sân thượng với khoảng 100 phòng được trang trí nội thất khác nhau. Công trình có các phân khu: Khu làm việc của tổng thống và chính quyền, khu ở của gia đình tổng thống, khu vực phụ trợ (nhà kho, bếp, nhân viên) và hệ thống hầm trú ẩn cùng các phòng thông tin, tác chiến trong trường hợp xảy ra chiến sự liên quan trực tiếp tới dinh. Hệ thống hầm này có thể chịu được trọng pháo và bom hạng nặng.
Nguyên vật liệu chính để xây dựng công trình gồm 12.000m3 bê tông, 200m3 gỗ quý, 2.000m2 kính cho hệ thống cửa, 4.000 ngọn đèn các loại... Công trình cũng ứng dụng nhiều loại vật liệu mới, công nghệ mới, hiện đại thời bấy giờ. Về mặt kiến trúc, công trình là một tác phẩm xuất sắc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, với giá trị khoa học và thẩm mỹ cao.
Dinh Độc Lập mới là một công trình hiện đại, có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc
Trưa ngày
Sau khi đất nước thống nhất, Dinh Độc Lập còn được gọi với tên mới là Hội trường Thống Nhất, song với nhiều người, cái tên Dinh Độc Lập đã trở thành quen thuộc. Và thực tế chưa có văn bản chính thức nào của nhà nước đổi tên công trình này.
Ngày nay, Dinh Độc Lập, hay Hội trường Thống Nhất là nơi hội họp của Chính phủ, nơi tiếp đón nghi lễ ngoại giao khu vực phía nam; nơi tổ chức tang lễ cho cán bộ lãnh đạo cấp cao ở phía nam và cũng là điểm tham quan thu hút của TP. Hồ Chí Minh.
Dinh Độc Lập đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-TT-DL) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ ngày 25/6/1976. Ngày 12 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam.
Dinh Độc Lập – công trình biểu tượng của chế độ VNCH một thời đã trở thành chứng nhân lịch sử, là nơi ghi dấu thời khắc chấm dứt chiến tranh, là biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước. Dinh Độc Lập là một bảo tàng kiến trúc tiêu biểu một thời, cũng là niềm tự hào về kiến trúc – xây dựng của người Việt Nam.
Mặt chính Dinh Độc Lập
Một góc mặt bên công trình
Bức “rèm hoa đá” có hình đốt trúc, một chi tiết đặc sắc đậm tính dân tộc của công trình; vừa là yếu tố thẩm mỹ, vừa có tác dụng lọc sáng, đón gió và che chắn kín đáo.
Những bức phù điêu dưới ô cửa mang phong cách trang trí Á Đông.
Cầu thang dẫn lên lầu ở sảnh chính.
Phòng đại yến.
Phòng họp nội các.
Phòng khánh tiết, hiện nay được sử dụng như một hội trường.
Phòng tiếp khách nước ngoài của tổng thống Việt
Phòng tiếp khách trong nước của tổng thống Việt
Phòng tiếp khách của Phó tổng thống Việt
Phòng trình quốc thư.
Phòng chiêu đãi tiệc của Phu nhân Tổng thống Việt
Phòng làm việc của Tổng thống Việt
Thư viện.
Phòng giải trí.
Các phòng chức năng công cộng đều có hệ thống hành lang lớn ở hai phía.
Một góc nghỉ ở hành lang trên lầu..
Sân trong ở khu sinh hoạt gia đình trên lầu 2
Sân bay trực thăng nằm ở trung tâm tòa nhà trên mái. Vào lúc 8h30’ ngày 8/4/1975, trung uý phi công Nguyễn Thành Trung đã lái chiếc máy bay FE5 ném bom trúng đích tại đây.
Khu bếp nấu ở tầng trệt.
Phòng làm việc của Ban tham mưu tác chiến dưới tầng hầm.
Chiếc xe Mercedes (hiện vật gốc) của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu được sử dụng, đang trưng bày ở tầng trệt. Xe do bộ đội trung đoàn 4, sư đoàn 390, quân đoàn 1 thu hồi lúc 9h10’ ngày
Cổng chính của công trình. Tất cả hệ thống cổng các phía và hàng rào bao quanh công trình đều sử dụng vật liệu thép với những hoa văn cách điệu.
Xe tăng T59 (chế tạo tại Trung Quốc) là chiếc xe cùng loại, đồng thời với xe tăng mang số hiệu 390 thuộc đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn xe tăng 203, quân đoàn 2; là xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập và tiến vào bên trong; đánh dấu thời khắc chính quyền Sài Gòn sụp đổ; đất nước thống nhất.