ĐỜI SỐNG

Thực trạng thiếu giáo viên khi ngày khai giảng năm học mới cận kề

Diệu Huyền • 17-08-2022 • Lượt xem: 419
Thực trạng thiếu giáo viên khi ngày khai giảng năm học mới cận kề

Trong những ngày gần đây, tất cả các gia đình có con em đi học cũng sẽ rất nôn nao khi ngày khai giảng năm học 2022 - 2023 cận kề. Khi nhắc đến trường, lớp thì không thể không nhắc đến cô giáo, thầy giáo của lớp, của trường. Nhưng có vấn đề mà tôi hay bạn ít quan tâm đến đó là thực trạng thiếu giáo viên ở tất cả các khối lớp. Dễ dẫn đến tình trạng một lớp quá sĩ số học sinh theo quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có công văn số 3585/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 2/8/2022 gửi đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị. Theo đó, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026. Riêng năm học 2022 - 2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập cho các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Số lượng biên chế bổ sung cụ thể của từng cấp học quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quyết định số 72-QĐ/TW.

Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tập trung các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên như: thông tin rộng rãi về biên chế tuyển dụng, làm việc với các cơ sở đào tạo để có nguồn tuyển dụng, trao đổi với các địa phương khác để phối hợp tuyển dụng theo các môn học đáp ứng yêu cầu… Về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu của địa phương theo từng cấp học, môn học đến năm 2026 báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ để bổ sung biên chế giáo viên trong tổng số biên chế giáo viên bổ sung đến năm 2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW nhằm bảo đảm lộ trình và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 22 quận, huyện, thành phố thì có 22 phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong năm học 2022 – 2023 theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tăng thêm hơn 21.000 học sinh ở 22 quận, huyện, thành phố chủ yếu ở khối Mầm non và Trung học phổ thông (THPT).

Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh cần tuyển dụng hơn 4.089 giáo viên chủ yếu ở khối Mầm non và Trung học phổ thông (THPT). Mặc dù, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở đào tạo về Sư phạm nhưng các phòng giáo dục, trường vẫn gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Nên việc thiếu giáo viên là điều không tránh khỏi. Ngoài ra với số lượng học sinh tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất ở các trường.

Đơn cử là từ tháng 7/2022 trên các trang thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng và các trường thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đăng tin tuyển dụng viên chức giáo viên để chuẩn bị nhân lực cho khai giảng năm học 2022 -2023 theo đúng tiến độ, lộ trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định cho cả nước.

Thông tin tuyển dụng viên chức của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong tại TP. Hồ Chí Minh