Tin giả ( fake news ) sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo được tạo ra và lan truyền trên không gian mạng dưới nhiều hình thức gây nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội.
Tin bài khác:
Mời cưới online - Hình thức lừa đảo mới cần lưu ý
Cách thức tạo ra tin giả
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, cách thức tạo ra fake news ngày càng tinh vi như giả tiếng, giả hình, giả video... xuất hiện trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube.
Kênh YouTube giả mạo kênh truyền hình lớn của Việt Nam
Giả bài viết là các bài viết được trình bày tương tự như một bài báo chính thống gây nhầm lẫn cho người đọc. Giả hình là sử dụng công nghệ cắt ghép nhiều bức ảnh để tạo ra bức hình giả y như thật để tạo ra tin tức sai sự thật. Giả tiếng là sử dụng công nghệ TTP là công cụ chuyển văn bản thành giọng nói để tạo ra các cuộc gọi tự động với giọng robot thu sẵn. Giả video được thực hiện bằng cách cắt ghép video người dẫn chương trình lồng vào dẫn bản tin giả. Loại hình giả video này buộc người xem nghĩ đó là thật vì có hình ảnh quen thuộc của người dẫn chương trình truyền hình.
Công nghệ AI được dùng để giả mạo giọng nói, gương mặt để tăng mức độ tin tưởng với người tiếp nhận.
Hơn hết các sản phẩm được tạo ra từ AI ngày càng tinh vi đặc biệt là Deepfake với nhiều hệ lụy khôn lường về vấn nạn tin giả. Deepfake là sự kết hợp giữa deep learning (học sâu) và fake (giả) dùng AI phân tích cử chỉ, nét mặt và giọng nói của một nguời từ đó tái tạo và chỉnh sửa để tạo ảnh và video trông như thật. Các đối tượng có thể tạo ra MC có khuôn mặt giống người dẫn trương trình từ các hãng thông tấn lớn. Sau đó xây dựng kịch bản giật gân, sai sự thật nhằm câu kéo tương tác từ cộng đồng mạng. Thậm chí nhiều kênh còn đóng logo của kênh tin tức khiến người xem nhầm tưởng là các tin đã được xác thực hoặc độc quyền. Nạn nhân của tin giả bằng công nghệ này trên toàn cầu có thể là người tiếp nhận thông tin sai, người bị ghép mặt vào các video khiêu dâm, các chính trị gia, doanh nhân bị ghép mặt vào các video chính trị, kinh tế.
Hệ quả khôn lường của tin giả
Không chỉ tác động đến tâm lý, fake news còn tác động đến hành vi của người tiếp nhận trên không gian mạng để thay đổi niềm tin, thái độ hoặc nhận thức của mọi người. Với các cảm xúc mạnh về các thông tin giật gân người dùng có thể thực hiện nhiều hành động vô tình khiến tin giả lan truyền mạnh mẽ hơn như: like, share, comment, tag tên bạn bè người thân nên mạng xã hội khi chưa kiểm, chứng, xác thực nguồn tin.
Các công cụ AI phức tạp tạo ra giọng nói nhân bản của con người cũng như hình ảnh, video và âm thanh siêu thực trong vài giây với chi phí tối thiểu. Khi được gắn với các thuật toán truyền thông xã hội mạnh mẽ, nội dung giả mạo và được tạo bằng kỹ thuật số này có thể lan truyền rất nhanh và xa và nhắm mục tiêu đến những đối tượng rất cụ thể. Trên thế giới, tin giả có thể bị những kẻ xấu sử dụng để đánh lừa cử tri và có thể gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Kẻ xấu tạo ra video về những chính trị gia, Tổng thống... y như thật từ gương mặt đến giọng nói cử chỉ để kêu gọi bỏ phiếu gây mất an ninh chính trị.
Tin giả về chính trị gia nổi tiếng thế giới - cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoài ra tin giả gây tổn thất về kinh tế có thể khiến cổ phiếu lao dốc, hủy hoại danh tiếng của doanh nghiệp hoặc nâng cao vị thế và lợi nhuận của công ty yếu kém khiến khách hàng đầu tư vào.... Các tin giả mà chúng ta thường thấy trên không gian mạng Việt Nam như “ăn nhiều bưởi làm tăng nguy cơ ung thư vú” gây thiệt hại lớn cho nông sản Việt Nam. Video quảng cáo thuốc, mỹ phẩm sử dụng hình ảnh của các biên tập viên thời sự hay các bác sĩ ở những bệnh viện nổi tiếng cũng được sử dụng cho những thông tin thiếu tính chân thực.
Có thể nói ảnh hưởng và hậu quả của tin giả trên không gian mạng là rất rộng lớn từ cá nhân đến cả một đất nước. Vì vậy người dân cần nâng cao ý thức phân biệt tin giả để bảo vệ chính bản thân mình.