ĐỜI SỐNG

Vắc xin ngừa ung thư sẽ được ra mắt trước năm 2030

Thúy Vy • 19-10-2022 • Lượt xem: 255
Vắc xin ngừa ung thư sẽ được ra mắt trước năm 2030

Vắc xin ngừa ung thư sẽ sớm được phân phối rộng rãi trong vòng một thập kỷ tới.

Vợ chồng giáo sư Ozlem Tureci và Ugur Sahin, nhà sáng lập công ty công nghệ sinh học BioNTech dự đoán rằng vắc xin ung thư có thể sớm được đưa vào tiêm ngừa rộng rãi vào năm 2030. Công ty BioNTech đã hợp tác với Pfizer và phát triển thành công vắc xin Covid-9 sử dụng công nghệ mRNA.

Giáo sư Ugur Sahin cho biết, vắc xin ung thư được tạo ra dựa trên những đột phá mà các nhà khoa học đã đạt được trong việc phát triển vắc xin Covid-19, có thể được phổ biến rộng rãi trong vòng 8 năm tới. Monk Sahin giải thích: “Mục tiêu của chúng tôi là bệnh nhân được tiêm vắc xin ngay sau khi phẫu thuật để tạo ra phản ứng miễn dịch để các tế bào trong cơ thể có thể theo dõi các tế bào khối u còn sót lại và loại bỏ chúng".

Theo tờ New York Times, BioNTech ban đầu chỉ tập trung phát triển các công nghệ dựa trên mRNA để hỗ trợ các phương pháp điều trị ung thư cụ thể cho từng bệnh nhân.

Giáo sư Turecia chia sẻ rằng khi còn là bác sĩ trẻ, bà từng cảm thấy rất bất lực vì không thể chữa trị cho bệnh nhân ung thư. Đây là động lực thúc đẩy bà bắt tay vào nghiên cứu ung thư. Bà cho biết quá trình nghiên cứu ung thư là “ngọn gió” để phát triển vắc xin Covid-19 và giờ đây, chính là thành công của vắc xin Covid - 19 đang giúp việc điều trị ung thư phát huy tác dụng.

Khi được đặt nghi vấn về hiệu quả của vắc xin ung thư, những nhà sáng lập BioNTech chia sẻ rằng mọi thứ chúng ta biết về hệ thống miễn dịch và những gì đã đạt được với vắc xin ung thư cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra tế bào T và chỉ đạo chúng tiêu diệt những tế bào ung thư.

Hiện nay, đã có vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV), vắc xin viêm gan B cũng được coi là vắc xin gián tiếp ngăn ngừa ung thư gan vì viêm gan B có thể tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại cần vượt qua. Các tế bào ung thư có thể tạo nên khối u gắn với nhiều loại protein khác nhau, khiến việc tạo ra một loại vắc xin nhắm vào tất cả các tế bào ung thư chứ không phải mô khỏe mạnh là vô cùng khó khăn.

Do đó, giáo sư Ugur Sahin cho biết vẫn cần phải xem xét các loại can thiệp y tế mà bác sĩ sẽ sử dụng để kết hợp với vắc xin, nhằm đảm bảo rằng bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn.