Công nghệ phát triển giúp cho giới trẻ hiện nay tiếp cận với các cách thức trình bày, thể hiện ngôn ngữ mơi. Tuy nhiên, đây lại là hệ luỵ tai hại gây ảnh hưởng đến sự phong phú của Tiếng Việt, từ đó gây ra “lỗ hổng” trong cách sử dụng ngôn ngữ.
Tiếng Việt có nguồn gốc, ngôn ngữ Mường - Miến -Khmer thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á. Trải qua, hàng ngàn năm Bắc thuộc, nên ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên tiếng Việt cũng có thêm nhiều từ mới, làm phong phú vốn từ ngữ Tiếng Việt. Sang đến thế kỉ 16 và thế kỉ 17, việc tiếp xúc với văn hóa Âu châu, đã khiến cho Tiếng Việt có thêm một diện mạo mới, qua việc tiếp xúc kí tự Latin bởi sự sáng tạo của giáo sĩ Alexanderos bằng cách sử dụng chữ cái Latin, âm điệu Tiếng Việt để tạo nên hệ thống chữ cái Tiếng Việt ngày nay. Và đó chính là tiền đề để hình thành nên hệ thống chữ viết và bảng chữ cái Tiếng Việt hoàn chỉnh như bây giờ.
Hình minh họa
Công nghệ hiện đại, và sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật đã giúp ích rất nhiều trong việc học tập của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, có một sự thật đáng buồn là việc tiếp xúc với công nghệ quá sớm, đã khiến cho cách sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt bị biến dạng một cách méo mó, điển hình nhất là các bạn học sinh sinh viên, có thể lấy một số ví dụ tiêu biểu về trường hợp này như: "Hum nay t pùn, mìh dij choj dj" (Hôm nay tao buồn, mình đi chơi nhé) hay như "Kui iu pạn nhìu lém" (Tui yêu bạn nhiều lắm) hoặc là "Gato" (Ghen ăn tức ở),... thậm chí có một số trường hợp còn sử dụng cả các kí tự tiếng Anh vào trong văn bản như một số trường hợp sau: "Pa mẹ of pạn kó nhà hôg, kui wa chơj nhé" (Ba mẹ bạn có nhà không, tui qua chơi nhé), hay "Pây zo or ko pao zo" (Bây giờ hoặc bao giờ). Đó chính là một vài ví dụ điển hình trong việc sử dụng ngôn ngữ của các bạn trẻ ngày nay. Và còn một điều nữa, mà rất nhiều bạn đang mắc phải đó chính là việc "văng tục" trong khi nói, mà tôi xin được dùng dấu chấm ... để diễn tả. Ví dụ: "Nhìn hãm… thật đấy!", "Xinh vãi"...
Trên đây, là một trong rất nhiều trường hợp điển hình về cách sử dụng từ Tiếng Việt sai mục đích, và sai cả về mặt nhận thức lẫn ý thức trong các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Nhất là trong bối cảnh sức lan tỏa của mạng xã hội ngày càng lan rộng. Ông bà ta có câu: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Do đó giữ sự đúng mực, văn hóa trong lời nói, chữ viết cần được nghiêm chỉnh để giữ gìn văn hóa trong đời sống, đặc biệt thế hệ trẻ hôm nay.
Hiện nay tại nhiều trường học các cấp trong cả nước đã phối hợp với gia đình, phụ huynh học sinh nâng cao văn hóa giao tiếp và bảo tồn tiếng Việt bằng các giờ học ngoại khóa hay các việc làm thiết thực. Các chương trình dạy cách giao tiếp cho học sinh, sinh viên nhằm để các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp cũng như cách ứng xử sao cho đúng mực cũng được tăng cường.