VĂN HÓA

Xuân về, nhớ Tết xưa qua hai thi phẩm vượt thời gian

Phúc Minh • 05-02-2019 • Lượt xem: 4232
Xuân về, nhớ Tết xưa qua hai thi phẩm vượt thời gian

Là người Việt Nam, mấy ai chưa từng đọc qua Chợ Tết của nhà thơ Đoàn Văn Cừ. Ta thấy hiện lên  ở đó không khí mùa xuân của một vùng quê miền Bắc với những khắc họa tinh tế, như những thước phim quay chậm về con người, về chợ Tết, về cái hơi thở của mùa xuân đang chín dần trong vạn vật. Cạnh đó, gợi Tết làm sao có thể quên Vũ Đình Liên với bài thơ Ông Đồ nổi tiếng tới giờ. Hình ảnh ông đồ giao thời như một nét bút tô đậm vào lòng người. 

Đoàn Văn Cừ sinh ngày 25 tháng 3 năm 1913 ở Thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Ông mất ngày 27 tháng 6 năm 2004. Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà, ngoài thơ ông còn sáng tác văn xuôi.

Về thơ Đoàn Văn Cừ, Hoài Thanh và Hoài Chân có nhận xét: “Những bức tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét như những bức tranh xưa của Á Đông. Bức tranh nào cũng đầy dẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui. Mỗi bức tranh là một thế giới linh hoạt".

Nhà văn Thu Tứ cũng có ghi nhận: Đoàn Văn Cừ rõ ràng cố ý "chơi" màu: nào mây trắng đỏ, sương hồng lam, đường trắng, đồi xanh, cỏ biếc, áo đỏ, yếm thắm, bò vàng, nắng tía, áo the xanh, đồi thoa son, nào câu đối đỏ, tóc trắng phau phau, cam đỏ chót, nếp trắng như tuyết, mào gà trống thâm như cục tiết, ánh dương vàng chiều muộn...

Hoài Thanh bảo Đoàn Văn Cừ "nhận xét rất tinh" và có "hồn thơ phong phú". Chắc chắn thế, nhưng tưởng ông Đoàn còn có, trước tiên có, một tấm lòng yêu quê thắm thiết.

 

Chợ Tết

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi

Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết

 

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,

Vài cụ già chống gậy bước lom khom,

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.

 

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu

Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa.

 

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ

 

Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ

Để lắng nghe người khách nói bô bô

Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ

Tìm đến chỗ đông người ngồi dọn bán

 

Một thày khóa gò lưng trên cánh phản

Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân

Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm

Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ

 

Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ

Nước thời gian gội tóc trắng phau phau

Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,

Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu

 

Áo cụ lý bị người chen lấn kéo

Khăn trên đầu đương chít cũng bung ra

Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà

Quên cả chị bên đường đang đứng gọi

 

Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi

Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa

Những mẹt cau đỏ chót tựa son pha

Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết

 

Con gà sống mào thâm như cục tiết

Một người qua cầm cẳng dốc lên xem

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm

Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh

 

Trên con đường đi các làng hẻo lánh

Những người quê lũ lượt trở ra về

Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê

Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ

 Đoàn Văn Cừ

 

Còn với Ông Đồ - Vũ Đình Liên khắc họa nên hình ảnh một ông đồ bên phố vẫn đông người, Tết vẫn xôn xao, hoa đào vẫn nở mà lòng người như chùng lại giữa thời thế đổi thay, khi nho học dần phai nhạt. Bài thơ như một tiếng thở dài khe khẽ, dẫu là viết về mùa xuân, nhưng thân phận của thời thế, lại là sắc màu chủ tạo để ghi tả tâm sự của một đời người, một kế sinh nhai.

Ông Đồ

Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già 
Bày mực tàu, giấy đỏ 
Bên phố đông người quạ 

Bao nhiêu người thuê viết 
Tấm tắc ngợi khen tài 
Hoa tay thảo những nét 
Như phượng múa, rồng baỵ 

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng 
Người thuê viết nay đâủ 
Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiên sầụ 

Ông đồ vẫn ngồi đấy 
Qua đường không ai hay 
Lá vàng rơi trên giấy 
Ngoài trời mưa bụi baỵ 

Năm nay đào lạinở 
Không thấy ông đồ xưa 
Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ?

Vũ Đình Liên