Chắc hẳn nói đến cụm từ Black Friday, thì ai ai cũng sẽ biết và rất háo hức, nhất là các bạn trẻ hiện nay, bởi đây chính là ngày mà ai cũng có thể mua sắm thả ga với các món hàng được giảm giá tới mức không tưởng. Nhưng liệu mọi người có bao giờ tự hỏi rằng vì sao Black Friday lại là ngày giảm giá sốc của năm?
Nguồn gốc của Black Friday
Theo nguồn gốc xa xưa của người Mỹ, cụm từ Black Friday được định nghĩa là Ngày thứ sáu đen tối, tức là một ngày xui rủi. Nhưng dần theo sự phát triển của nhân loại, Black Friday đã được định nghĩa mới, và đánh dấu trở thành sự kiện mua sắm với nhiều ưu đãi lớn nhất trong năm. Và tới thời điểm hiện tại, ngày hội Black Friday đã phổ biến ở rất nhiều các quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.
Như thường lệ, Black Friday sẽ được tổ chức sau ngày Lễ Tạ Ơn. Lý giải về vấn đề này, thì một số người ở các nước Châu Âu cho rằng, Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ linh thiêng đối với người đạo công giáo. Và việc ấn định ngày Black Friday sau ngày này, sẽ làm cho các cửa hàng có thể thuận lợi bán được sản phẩm và có lãi hơn.
Tuy nhiên, nguồn gốc của Black Friday vẫn còn khá đen tối, khi mà Ben Zimmer - một phóng viên của tờ tờ The Wall Street Journal đã đưa ra giả thuyết ra cụm từ này mang hàm ý của sự tiêu cực và đem đến nhiều điều xui xẻo cho việc kinh doanh. Ngoài ra, ông còn chỉ rõ điểm tiêu cực mạnh của ngày lễ Black Friday. Ben giải thích, do vào năm 1869, có hai nhà đầu tư tên Jay Gould và James Fisk làm ăn thất bại trên thị trường vàng, gây nên một cuộc khủng hoảng về tài chính lớn nhất thế giới, từ đó Black Friday ra đời.
Công nhân chen chúc mua hàng trong ngày lễ Black Friday
Tuy nhiên, lời của Ben vẫn chưa đưa ra được minh chứng cụ thể nào, cho tới một thời gian dài sau đó, cụm từ này bắt đầu được giới cảnh sát nhắc đến trong các dịp mua sắm hằng năm, đặc biệt là sát ngày Lễ Tạ Ơn. Black Friday lúc đó vẫn khoác trên mình một ý nghĩa tiêu cực, khi mà sự bùng nổ của những người lao động đã thống nhất biểu tình và bỏ việc ngay trong Black Friday để chen lấn mua sắm, khiến cho cảnh sát phải can thiệp để đảm bảo an ninh và tình trạng ùn tắc giao thông ngay trong thời điểm những năm 90.
Và tới tận sau 1980, Black Friday mới được hiểu theo một hàm nghĩa tích cực hơn, từ các nhà bán lẻ dịch theo nghĩa số dư đen và đỏ theo hướng tục lệ ngày xưa là các kế toán sẽ thường đánh dấu mực đen để ám hiệu ghi lãi. Tức là, nếu như bán hàng trong dịp này, các cửa hàng sẽ buôn bán có lợi nhuận hơn ngày thường rất nhiều, Từ đó, xuất hiện cụm từ là “In the black” và dần trở thành tên gọi Black Friday như hiện nay.
Nhiều người háo hức chờ tới ngày mua sắm đặc biệt này
Black Friday và những phiên bản khác
Sau khi bùng nổ thế hệ định nghĩa mới cho cụm từ Black Friday, các chiến dịch truyền thông, quảng bá và khuyến mãi liên tục được tung ra thị trường. Black Friday dần trở nên phổ biến và độ hot gắn kết đối với người tiêu dùng, mua sắm tới thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, ngoài sự kiện Black Friday, người tiêu dùng, nhất là giới trẻ và các ngành kinh doanh hiện nay luôn nhắm tới các phiên bản khác như là Boxing Day, Day After Christmas, Cyber Monday…. cũng là những ngày phổ biến nhất trong các ngày hội giảm giá lớn nhất của năm tại các quốc gia như Anh, Úc, Canada, ….