ĐỜI SỐNG

20 ý tưởng xanh thay đổi thế giới (phần 2)

Bơ • 01-12-2020 • Lượt xem: 2323
20 ý tưởng xanh thay đổi thế giới (phần 2)

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu. Để giải quyết triệt để mối nguy này, con người cần tới những giải pháp khắc phục khéo léo, từ than sinh học đến tàu chạy bằng nhiên liệu hydro và dưới đây là một số giải pháp sáng giá nhất.

Tin, bài liên quan:

5 quốc gia dẫn đầu cho phong cách sống xanh

20 ý tưởng xanh thay đổi thế giới (phần 1)

11. Chủ nghĩa sinh thái

Mục tiêu của ý tưởng này là thay đổi chế độ ăn uống của bạn để giảm thiểu lượng carbon xuống và chọn các loại thực phẩm ít ảnh hưởng xấu đến môi trường nhất mà bạn có thể tìm thấy. Ví dụ, hạn chế ăn thịt động vật nhai lại, đặc biệt là bò và chuyển sang các loại thịt như thịt lợn và gia cầm. Vì quá trình tinh chế đường sử dụng một lượng lớn năng lượng, hãy cắt giảm 50% lượng đồ ngọt và ăn sô cô la đen thay vì sô cô la sữa.

Thang điểm đánh giá: 2/5

12. Thời trang không-lãng-phí

Thời trang là một ngành kinh doanh lợi nhuận cao nhưng chính ngành công nghiệp này cũng đang làm tổn hại rất lớn đến môi trường. Chúng ta có thể “vay mượn” ý tưởng từ ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản: loại bỏ dần các nguyên liệu, vật dụng trong ngành may mặc để giảm thiểu tác động sinh thái và tối đa hóa lợi nhuận. Mark Liu, với nhận thức về sự lãng phí mà thời trang tác động tới môi trường, đã tạo ra dự án Zero Waste. Anh cho rằng gần 15% vải bị lãng phí trong quá trình may và đsể tránh điều này, các kỹ sư sẽ cắt, in và lặp lại theo mẫu có sẵn để không lãng phí vải.

Thang điểm đánh giá: 2/5

13. Đừng mua – hãy thuê

Đây là chủ nghĩa tiêu dùng mà trong đó bạn trả tiền cho dịch vụ chứ không phải là sản phẩm thực tế. Do đó, bạn nhận được những lợi ích của sản phẩm nhưng bạn sẽ không sở hữu nó. Một ví dụ điển hình là thương hiệu thảm Interface Evergreen cung cấp dịch vụ cho thuê thảm theo tháng. “Chúng tôi chỉ bán các dịch vụ thảm” trang web của công ty cho biết. "Tức là màu sắc, thiết kế, kết cấu, độ ấm, sự thoải mái và sự sạch sẽ mà thảm của chúng tôi mang lại". Điều này sẽ giảm thiểu sự lãng phí vì những sản phẩm sau khi không còn được thuê nữa sẽ được đưa lại về nhà sản xuất để tái sử dụng, tái chế và tạo ra các sản phẩm bền vững hơn.

Thang điểm đánh giá: 4/5

14. Nuôi chó lai

Những chú chó lai thường có sức khỏe tốt hơn cũng như có khả năng chống chọi với các mầm bệnh tốt hơn. Nuôi một chú chó lai sẽ giúp nguồn gen sinh học ngày càng đa dạng và cũng không tốn kém như việc nuôi một chú chó thuần chủng.

Thang điểm đánh giá: 1/5

15. Nuôi cá – trồng rau tại nhà

Ý tưởng này còn được gọi là “nông trại sinh thái vi mô”, bạn sẽ tự túc nuôi trồng ở sân sau/ trước nhà cho đến khi thu hoạch được một mùa vụ bội thu. Bạn có thể sẽ cần sử dụng các kỹ thuật làm vườn thẳng đứng và thủy canh. Tất nhiên việc sử dụng thuốc trừ sâu sẽ không được phép bởi chúng ta đang hướng tới nuôi trồng hữu cơ. Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật công nghệ thấp và dựa trên việc lựa chọn những giống cây trồng cứng cáp và dễ thích nghi.

Thang điểm đánh giá: 3/5

16. Hypermilling

Những chiếc Hypermilers không chỉ nhắm đến mục tiêu đi được một chặng đường dài mà còn là để đẩy hiệu suất nhiên liệu đến mức giới hạn. Một số mẹo nhỏ để tiết kiệm nhiên liệu: áp suất lốp trên ô tô của bạn có thể giúp cắt giảm 10% lượng xăng; giảm tốc độ của bạn từ 75mph xuống 65mph giúp tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu và động cơ không hoạt động. Bên cạnh đó, cũng có các nguyên tắc khác có thể áp dụng chẳng hạn như lái xe trong giày đế mềm, phối hợp với giày dép để tăng độ nhạy của bàn đạp (để tránh mất nhiên liệu), lái xe thẳng hàng với vạch ở rìa đường tránh đi qua nước.

Thang điểm đánh giá: 2/5

17. Nghiên cứu kĩ về thực phẩm hữu cơ

Sản xuất thực phẩm hữu cơ có rất nhiều lợi ích về mặt sinh thái nhưng điều khiến chất hữu cơ trở thành “con cưng” của khách hàng là việc loại trừ thuốc trừ sâu trong sản xuất. Tuy nhiên, mức giá của những sản phẩm này lại không mấy dễ chịu. Do đó, nghiên cứu kĩ về thực phẩm hữu cơ là việc ưu tiên những mặt hàng nào cần phải là sản phẩm hữu cơ và những sản phẩm không nhất thiết phải là hữu cơ (do đó sẽ chỉ tốn một mức giá thấp) mà bạn có thể mua. Theo báo cáo của nhóm Công tác Môi trường Hoa Kỳ xuất bản vào tháng 10 năm 2008 xếp hạng trái cây và rau quả theo lượng thuốc trừ sâu được tìm thấy trên mỗi loại và dựa trên thử nghiệm 43.000 sản phẩm. 12 loại sản phẩm không hữu cơ cần tránh: đào là "bẩn nhất", tiếp theo là táo, ớt chuông ngọt, cần tây, xuân đào, dâu tây, anh đào, rau diếp, nho nhập khẩu, lê, rau bina và khoai tây. Trong khi đó, các loại rau như bông cải xanh, măng tây và hành tây có hàm lượng tương đối thấp - vì vậy bạn có thể mua loại thông thường. Chúng là những thực phẩm "sạch" nhất, cùng với bơ, dứa, xoài, ngô ngọt đông lạnh, đậu Hà Lan đông lạnh, măng tây, kiwi, chuối và bắp cải.

Thang điểm đánh giá: 2/5

18. Hạn chế mua nhiều quần áo mới

Từ năm 2003 đến năm 2007, giá hàng may mặc giảm trung bình 10%, và trong vòng 5 năm qua, tốc độ mua hàng đã tăng nhanh một cách điên cuồng. Chúng ta nhường chỗ cho những bộ đồ mới bằng cách loại bỏ khoảng 2 triệu tấn đồ cũ mỗi năm vào bãi rác. Việc giảm thiểu lượng mua quần áo được kì vọng sẽ có thể làm giảm mức tiêu thụ trung bình hàng năm từ 35kg quần áo/ người xuống 7kg. Người tiêu dùng nên mua những trang phục có tính cổ điển, hợp mốt hơn là dòng thời trang xu hướng trong thời gian ngắn. Chúng ta cũng nên học việc giặt và giặt khô đúng cách và sử dụng các dịch vụ chuyên gia để làm mới hoặc sửa chữa quần áo cũ.

Thang điểm đánh giá: 3.5 / 5

19. Precycling – Trước tái chế

Precycling đại diện cho giai đoạn trước khi tái chế và không giống như tái chế, nó tiêu tốn khá ít năng lượng. Việc này xảy ra tại trước thời điểm mua hàng và đòi hỏi bạn phải chọn sản phẩm có ít bao bì nhất (từu đó cũng giảm chất thải cho bãi rác) hoặc mang theo túi của riêng bạn. Ví dụ, thay vì mua bánh mì đóng gói, hãy mang theo một hộp cơm trưa đi làm, cùng với khăn ăn bằng vải và một chai nước có thể tái sử dụng.

Thang điểm đánh giá: 4/5

20. Dịch vụ nhắn tin thông báo loại cá nào “an toàn” để ăn

Cá nổi tiếng là loài có sức khỏe kém - chỉ có 10% các loài săn mồi hàng đầu, chẳng hạn như cá ngừ còn tồn tại trên thế giới kể từ khi nền đánh bắt công nghiệp bắt đầu cách đây 70 năm. Tất cả những điều đó khiến việc mua sắm đúng loại cá để ăn trở nên khó khăn. Người tiêu dùng Mỹ giờ đây đã có câu trả lời cho việc mua cá trong tầm tay của họ, vì dịch vụ nhắn tin Fish Phone sẽ cung cấp cho họ những kiến thức trong cuốn Bottomfeeder: How to Eat Ethically in a World of Vanishing Seafood (Làm sao để ăn uống có “đạo đức” hơn khi hải sản đang dần biến mất) của Taras Grescoe. Viện Đại dương Xanh sẽ giám sát 90 loài hải sản để xếp hạng tính bền vững của chúng, xếp chúng theo một hệ thống mã số và sẽ nhắn lại mã an toàn "xanh" hoặc mã nguy hiểm "đỏ" cùng với cảnh báo tư vấn sức khỏe ( có hay không sự tồn tại của PCB, dioxin và thuốc trừ sâu).

Thang điểm đánh giá: 2,5 / 5