VĂN HÓA

Bạn sẽ ở đâu trong năm 2050?

Ly Mai • 15-11-2023 • Lượt xem: 4948
Bạn sẽ ở đâu trong năm 2050?

Đó là những câu hỏi không dễ trả lời, muốn biết được ta buộc phải có cái nhìn tổng thể về các nhân tố chính trị, kinh tế, công nghệ, xã hội và môi trường, dự đoán cách chúng giao thoa khác nhau. Và điều đó không thể có được nếu chỉ theo dõi những bản tin ngắn ngủi trên truyền thông đại chúng.

Tin bài khác:

Tiếp thị kiểu R.E.D

‘Khắc họa bức tranh lịch sử Nam Kỳ’: Những lát cắt lịch sử mới

 “Hầu hết các thành phố thịnh vượng đều có mạng lưới giao thông công cộng dày đặc, ví dụ như xe lửa, xe buýt và những nền tảng chia sẻ xe, tất cả hoạt động đồng thời như một hệ thống di động đô thị”. (Trích)

Thời gian phong tỏa tại nhiều quốc gia do đại dịch Covid-19 vừa qua đã chứng minh một điều: Một phần rất lớn trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của chúng ta phụ thuộc vào tính di động (mobility): Sự di chuyển của con người, hàng hóa, tiền bạc và dữ liệu trong các thành phố, quốc gia cũng như quốc tế. Xã hội chỉ vận hành bình thường nếu chúng ta có thể di chuyển. Khi bạn ngừng đạp xe, nó sẽ ngã ngay lập tức. Nền văn minh của chúng ta chính là chiếc xe đạp đó.

Bây giờ bạn hãy đặt cho mình một bài toán: Bạn sẽ muốn gia đình mình ở đâu vào năm 2050? Con cái bạn sẽ lớn lên trong môi trường như thế nào? Một thành phố công nghệ cao, một trung tâm kinh tế dịch vụ sôi động với văn hóa cởi mở, hay một nơi chú trọng vào chất lượng môi trường? Bạn liệu có quan tâm đến cơ chế quản lý? Một số địa điểm thu thập dữ liệu dân cư với nhiều mục đích, trong khi nơi khác sẽ cho phép dân cư có quyền riêng tư tới mức độ nào đó. Một nơi đã có kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu hay là nơi sẽ bị nhấn chìm trong lũ hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt?

Đó là những câu hỏi không dễ trả lời, muốn biết được ta buộc phải có cái nhìn tổng thể về các nhân tố chính trị, kinh tế, công nghệ, xã hội và môi trường, dự đoán cách chúng giao thoa khác nhau. Và điều đó không thể có được nếu chỉ theo dõi những bản tin ngắn ngủi trên truyền thông đại chúng.

Đó cũng là những câu hỏi mà lực lượng lao động trẻ tuổi (và có trình độ) cũng sẽ quan tâm, và nó sẽ quyết định bản đồ nhân loại, chứ không còn là biên giới cố định của các quốc gia. Một vùng đất sẽ ra sao nếu cạn kiệt nguồn tài nguyên con người? Chính phủ sẽ phải làm gì để giữ chân người bản địa và thu hút người bên ngoài? Trên thực tế, không hẳn là biên giới chính trị, mà chính là các dòng chảy con người và nguồn lực bên trong định hình các quốc gia, quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của chúng.

Cuốn sách này dành cho bất cứ ai muốn biết thêm về bức tranh toàn cảnh để cân nhắc tương lai của mình trong việc du học, di trú và xuất khẩu lao động, và cũng sẽ gợi những ý tưởng cho người làm quản lý, chính sách trong việc thu hút và giữ tài nguyên nhân lực, ở cấp độ vi mô lẫn vĩ mô.

Cuốn sách này xoay quanh ngành địa lý nhân văn (human geography). Ngành này nghiên cứu nơi chốn và cách thức phân bố của loài người trên trái đất. Địa lý nhân văn bao gồm những chủ đề nóng gây tranh cãi như nhân khẩu học (cân bằng tuổi và giới tính dân số) và di cư (sự tái định cư của con người), đi sâu nghiên cứu thành phần dân tộc học và sự thích nghi mang tính di truyền của con người với môi trường đang thay đổi. Người tị nạn, khí hậu và người di cư kinh tế, hôn nhân đa chủng tộc và thậm chí sự tiến hóa đều là một phần của ngành địa lý nhân văn.

Tại sao ngày nay địa lý nhân văn lại quan trọng đến như vậy? Vì loài người chúng ta đang đi trên một hành trình khó khăn và chúng ta không còn có thể coi mối quan hệ ổn định giữa các lớp địa lý của mình như tự nhiên (nơi trú ngụ của nước, năng lượng, khoáng sản và lương thực), chính trị (nơi biên giới lãnh thổ là thứ phân ranh giới các quốc gia), và kinh tế (nơi đặt cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp) là hiển nhiên nữa. 

Nhưng chưa bao giờ sự tác động qua lại giữa các lớp này lại căng thẳng và phức tạp đến như vậy. Hoạt động kinh tế của con người đã làm gia tăng nạn phá rừng và lượng khí thải công nghiệp, thủ phạm gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu, mực nước biển dâng cao và hạn hán khủng khiếp. Bốn trong số những thành phố quan trọng nhất của Mỹ có nguy cơ cao nhất: Thành phố New York và Miami có thể bị nhấn chìm, trong khi Los Angeles đang dần cạn nước và San Francisco bị bao trùm bởi những vụ cháy rừng. Những phản ứng dây chuyền đang giáng lên đầu hàng triệu người ở Mỹ cũng có thể xảy ra với hàng tỉ người ở châu Á.

Sự trỗi dậy đầy ngoạn mục về kinh tế của châu Á trong những thập kỷ gần đây được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh đến chóng mặt, tất cả đã làm tăng lượng khí thải của lục địa này. Điều này góp phần làm cho mực nước biển dâng cao, đe dọa những quần thể dân cư đông đúc của các siêu đô thị duyên hải trên Vành đai Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vì vậy, sự trỗi tế của châu Á trong những thập kỷ gần đây được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh đến chóng mặt, tất cả đã làm tăng lượng khí thải của lục địa này.

Điều này góp phần làm cho mực nước biển dâng cao, đe dọa những quần thể dân cư đông đúc của các siêu đô thị duyên hải trên Vành đai Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vì vậy, sự trỗi dậy của châu Á đang đẩy nhanh sự chìm xuống của châu Á - điều có thể khiến ngày càng nhiều người châu Á vượt qua biên giới và châm ngòi cho những xung đột về nguồn lực. 

“Những quốc gia giàu có trên khắp Bắc Mỹ và châu Âu có 300 triệu (và còn tăng nữa) người đang già đi và cơ sở hạ tầng đang xuống cấp – nhưng có khoảng 2 tỉ người trẻ thiếu việc làm ở châu Mỹ Latin, Trung Đông và châu Á vốn có khả năng chăm sóc người già và duy trì các dịch vụ công cộng. Đất canh tác còn rất nhiều ở Canada và Nga vốn thưa người, trong khi hàng triệu nông dân châu Phi nghèo khổ phải bỏ xứ mà đi vì hạn hán. Có những quốc gia sở hữu hệ thống chính trị xuất sắc nhưng thưa dân như Phần Lan và New Zealand, trong khi hàng trăm triệu người phải sống khổ sở dưới những chế độ chuyên chế hoặc trong các trại tị nạn.

Vậy có gì đáng ngạc nhiên không khi số lượng người đã và đang di cư ở mức kỷ lục?

Những đứa trẻ của thế kỷ 20 thừa biết hai câu châm ngôn “Địa lý là định mệnh” và “Nhân khẩu học là định mệnh”. Câu trước ngụ ý rằng vị trí và tài nguyên quyết định số phận của chúng ta, trong khi câu sau cho rằng quy mô dân số và cơ cấu tuổi là hai yếu tố quan trọng nhất. Cùng với nhau, chúng nói cho chúng ta biết mình đang mắc kẹt ở đâu – tốt hơn hết hãy hy vọng đó là một quốc gia đông dân và giàu tài nguyên.

Chúng ta có nên tiếp tục tin vào thuyết định mệnh như vậy không? Tất nhiên là không. Địa lý không phải là định mệnh. Địa lý là do chúng ta quyết định.

Trong cuốn Connectography (Địa lý kết nối) xuất bản năm 2016, tôi đã đề xuất một chân lý thứ ba để giải thích câu chuyện của nền văn minh toàn cầu: “Tính kết nối là định mệnh”. Các mạng lưới cơ sở hạ tầng rộng lớn của chúng ta – một bộ xương ngoài cơ học bao gồm những tuyến đường sắt, lưới điện, cáp Internet,... – cho phép con người, hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và ý tưởng di chuyển nhanh chóng trên một quy mô hành tinh. Tính kết nối và tính di động bổ sung cho nhau, là hai mặt của cùng một đồng xu, và cùng với nhau, chúng cung cấp một chân lý thứ tư vốn sẽ xác định tương lai của chúng ta: Tính di động là định mệnh.” (Trích)

Sau khi đọc cuốn sách này, trong tương lai khi đột nhiên bạn thấy có rất nhiều thông tin khuyến khích bạn chọn một vùng đất nào đó làm nơi dừng chân, có thể bạn đã có thể tự phân tích những lực nào thôi thúc bạn nhìn thấy những thông tin đó và có lựa chọn của mình.