Duyên Dáng Việt Nam

Bí quyết quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả

Đỗ Yến • 04-03-2018 • Lượt xem: 977
Bí quyết quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả

Để giúp giảm bớt áp lực về tiền bạc, hãy học những bí quyết quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả sau đây nhé!

1. Đánh giá tình hình tài chính gia đình

 

Dù bạn có cảm thấy tình hình tài chính gia đình mình đang ở mức độ nào thì cũng nên thường xuyên phân tích và đưa ra đánh giá cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo ngân sách ở mức độ an toàn hay “báo động” để điều chỉnh thu chi hợp lý.

2. Tạo khoản ngân quỹ cố định

Để có một năm tài chính an toàn, bạn cần tạo ra một khoản ngân sách, sau đó cố gắng để duy trì và phát triển nguồn tài chính ấy. Hãy bắt đầu bằng việc xem toàn bộ các khoản tiêu dùng hàng tháng của bạn như tiền thuê nhà, vay thế chấp, chi tiêu hàng ngày, các khoản thanh toán điện, nước, Internet ... Cộng tổng các khoản trên và đó là số tiền bạn hoàn toàn phải trả, có nghĩa là một món cố định không được phân bổ bất cứ nơi nào khác.

3. Phân loại các khoản chi tiêu

Bạn hãy nhìn tổng quát việc chi tiêu của mình và sắp xếp các khoản chi đó vào từng nhóm và phân bổ lượng tiền cần cho từng nhóm đó là bao nhiêu phần trăm. Tùy vào nhu cầu chi tiêu của mỗi người mà các nhóm này sẽ khác nhau.

- Nhóm tiết kiệm: chi cho các sở thích, nhu cầu cá nhân ở tương lai hoặc các khoản chi theo thời hạn như tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng, tiền để dành cho các khóa học, đi du lịch, tiền mua nhà, trả nợ vay, tiền mừng cưới,...

- Nhóm đầu tư: thực hiện chi cho mục đích kinh doanh “tiền sinh tiền” như tiền vốn kinh doanh, tiền chi cho các quỹ đầu tư...

- Nhóm dự phòng: chi cho các khoản phát sinh bất ngờ không mong muốn như tiền sửa xe, khám bệnh, làm giấy tờ,...

- Nhóm thường ngày: chi cho những vật dụng hàng ngày như áo quần, ăn uống, vật dụng nhỏ trong gia đình, đi cafe, giải trí, các hóa đơn hàng tháng,...

4. Giới hạn tiêu bằng thẻ tín dụng

Bạn nên đưa ra một giới hạn chi tiêu qua thẻ tín dụng. Trừ khi có việc bất ngờ xảy ra và buộc phải sử dụng nó, bạn mới nên phá vỡ giới hạn đã đặt ra. Giới hạn càng thấp càng tốt và cố gắng không sử dụng thẻ nếu bạn có thể.

5. Học cách tiết kiệm thông minh

Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà hãy đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó. Lời khuyên là xác định mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì bạn càng có động lực thực hiện bấy nhiêu, và từ một mục tiêu ban đầu, hãy xây dựng các kế hoạch nhỏ hơn xung quanh nó.