Mới đây, hội Sân khấu TP.HCM đã đề xuất thêm 9 nghệ sĩ và soạn giả vào quỹ đặt tên đường. Những cái tên được thống nhất đưa vào đều là những nghệ sĩ có hoạt động và thành tựu vô cùng nổi bật.
Chánh văn phòng Hội sân khấu TP.HCM - ông Nguyễn Trung cho biết, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM đã chuyển công văn về hội yêu cầu chọn các cố nghệ sĩ tiêu biểu trong lĩnh vực của mình và trình HĐND đưa vào quỹ tên đường của TP.HCM.
Cái tên nào sẽ được đặt cho những con đường?
9 tên của nghệ sĩ, soạn giả, hoạ sĩ đã được ban chấp hành hội hoàn tất hồ sơ và thống nhất đề xuất vào quỹ tên đường. Họ đều là niềm tự hào của nền sân khấu và nghệ thuật Việt, gồm: NSND Tám Danh, NSND Phùng Há, NSND Bảy Nam, nghệ sĩ Năm Phỉ, NSND Viễn Châu, NSND Út Trà Ôn, soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng, họa sĩ - NSND Lương Đống.
Ông Nguyễn Trung cho hay, trước đó có một số nghệ sĩ thuộc lĩnh vực sân khấu đã được đặt tên đường, phải kể đến như NSND Năm Châu (quận Tân Bình), NSƯT Thanh Nga (quận 9). Danh sách tên đề xuất lần này nhận được sự đồng tình của nhiều người. Đa số đều cho rằng, những nghệ sĩ này rất xứng đáng được đặt tên đường.
Trong đó, nghệ sĩ Phùng Há là cái tên khiến nhiều người cảm thấy thuyết phục nhất. Bà vốn được xem là tượng đài của cải lương. Nghệ sĩ Phùng Há khiến bao người ngưỡng mộ với tài năng đặc biệt, theo nghề hát rất sớm và có những năm tháng hoạt động sân khấu đậm dấu ấn
Nghệ sĩ Phùng Há cần được lịch sử cải lương ghi dấu Bởi lẽ, bà không chỉ cống hiến như một cô đào xuất sắc mà còn một người tổ chức tài ba, chăm chỉ tham gia các hoạt động tôn vinh quyền lợi cho các nghệ sĩ sân khấu. Bà còn là một người thầy tận tụy, đã để lại những bài học để đời, quý giá cho thế hệ nghệ sĩ sau này. Những công trình giàu ý nghĩa như chùa Nghệ sĩ, Nhà truyền thống sân khấu, Viện Dưỡng lão nghệ sĩ.. đều có sự đóng góp không nhỏ của nghệ sĩ Phùng Há.
Nghệ sĩ Tám Danh cũng được biết đến là một người tấy tâm huyết. Ông đã đào to nên nhiều thế hệ nghệ sĩ kỳ cựu trong làng sân khấu như đạo diễn Ca Lê Hồng (nguyên hiệu trưởng Trường Nghệ thuật sân khấu II), NSND Thanh Vy, NSƯT Lê Thiện, NSƯT Phi Điểu... Được biết, trước đây nghệ sĩ Tám Danh vốn theo đuổi lĩnh vực hát bội. Sau này, ông chuyển qua cải lương và còn từng sang Pháp trình diễn cùng nghệ sĩ Năm Phỉ.
Hoạ sĩ Lương Đống được mệnh danh là bậc thầy của ngành mỹ thuật sân khấu việt Nam Ông không chỉ đảm nhiệm vai trò hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật cho những vở diễn có giá trị mà còn làm thầy, nhà nghiên cứu và viết sách. Hoạ sĩ Lương Đông chính thức trở thành giám đốc Nhà hát cải lương Việt Nam vào năm 1964. Sau 1975, ông về Nam và đảm nhiệm vị trí giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang.
Những nghệ sĩ đã dâng hiến một đời cho nghệ thuật
Nghệ sĩ Năm Phỉ là chị gái của nghệ sĩ Bảy Nam. Bà là cô đào được đánh giá cao ở cả sắc lẫn thanh, được ca ngợi như kỳ tài trong làng cải lương. Người ta vẫn thường gọi bà với danh xưng đầy ưu ái là cô đào “trăm năm có một". Cô nào xuất chúng ấy từng sang Pháp biểu diễn và giành được những thành công vang dội.
Nghệ sĩ Bảy Nam cũng chẳng hề kém cạnh người vị của mình. Bà có đóng góp cực kỳ quan trọng cho nhiều lĩnh vực của làng nghệ thuật, từ cải lương cho đến kích nối. Bà được ngưỡng mộ vì luôn biết cách biến những vai trò nhỏ trở nên vĩ đại.
Nghệ sĩ Trà Ôn được xem là một giọng ca để đời. Giong ca ấy đặc biệt đến mức đã trở thành một trường phái riêng - “ca theo kiểu Út Trà Ôn". Với sự thể hiện của ông, nhiều bài ca cổ đã trở thành bất hủ, phải kể đến như Tình anh bán chiếu, Ông lão chèo đò, Tôn Tẩn giả điên, vở Tuyệt tình ca, Sân khấu về khuya, Đời cô Lựu, Mười lăm năm ly hận...
Ông vua vọng cổ - soạn giả Viễn Châu cũng nổi bật không kém. Sinh thời, ông từng sáng tác khoảng 4.000 bài ca cổ và 70 tuồng cải lương. Ông cũng là người đã có công tạo ra tân cổ giao duyên và vọng cổ hài.