Duyên Dáng Việt Nam

Cận cảnh Ngọ Môn - Huế sau khi được tân trang

Sky • 07-04-2019 • Lượt xem: 7258
Cận cảnh Ngọ Môn - Huế sau khi được tân trang

Trong hơn 15 ngày, các chuyên gia Đức đã làm sạch lớp rêu phong, trả lại màu sắc gần như ban đầu của Ngọ Môn - Huế, được xây dựng từ 186 năm trước.

Những ngày này, di tích Ngọ Môn, cửa chính đi vào Đại nội Huế (Thừa Thiên-Huế) đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng của dự án làm sạch bằng kỹ thuật phun áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng (steam cleaning) do Công ty của Đức thực hiện.

Hình ảnh Ngọ Môn với lớp rêu phong trải qua 186 năm tồn tại...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

... vVà Ngọ Môn sau khi được làm sạch

Nhiều du khách đến tham quan cố đô Huế đã không khỏi ngỡ ngàng với công trình Ngọ Môn vừa được "vén màu thời gian". Có rất nhiều ý kiến cho rằng di tích lịch sử phải để nguyên mới mang dáng vẻ cổ kính, rêu phong. Nhưng không ít du khách khi nhìn thấy Ngọ Môn được làm sạch để lộ ra màu sắc nguyên thủy của lớp gạch đá ban đầu cũng bày tỏ thích thú.

Dự án thuộc chương trình tài trợ văn hóa của tập đoàn Karcher, được thực hiện từ ngày 15/3/2019. Được biết, công nghệ dùng kỹ thuật phun áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng (steam cleaning) với hệ thống gia nhiệt hơi nước lên đến 100 độ C (nhiệt độ bình 155 độ C) thông qua một đầu phun đặc biệt để làm sạch bề mặt rêu mốc của công trình, loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn, ô nhiễm sinh học trên bề mặt đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc cư trú sâu hơn bên trong các ngách đá và dưới bề mặt nhờ vào nhiệt độ cao của hơi nước nóng.

Di tích Ngọ Môn - Lầu Ngũ Phụng cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.