Trong thiên nhiên có rất nhiều các loại rau củ quả tốt cho sức khỏe con người và chúng trở thành một loại thực phẩm hữu ích trong việc ăn uống hàng ngày. Có một số loại quả hay củ có thể ăn được cả phần thịt lẫn phần vỏ. Nhưng không phải tất cả đều có thể sử dụng được vỏ của chúng. Một số loại. quả nếu ăn vỏ có thể gây ảnh hưởng tới dây thần kinh hoặc ngộ độc.
Tin bài khác:
Ăn sữa chua, uống men vi sinh giúp phòng ngừa được nhiều bệnh ung thư
Bài thuốc Đông y chữa bạc tóc sớm
Tránh ăn vỏ khoai tây
Khoai tây là một loại củ được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, ví dụ như xào nấu canh, làm bánh... Tuy nhiên, một số người khi chế biến khoai tây thường để nguyên cả vỏ. Điều này là không tốt cho sức khỏe, bởi vì trong vỏ khoai tây chứa một chất glycoalkaloids. Đây là chất khi ăn nhiều vào cơ thể, chúng sẽ tích lũy thành độc tính. Điều khó nhận ra là khi ăn vào, chúng ta không cảm nhận được phản ứng của vỏ khoai tây đối với cơ thể vì triệu chứng không rõ ràng. Chính vì vậy mà nhiều người khi ăn vào đều cảm thấy nó an toàn và không có vấn đề gì. Thậm chí khi có dấu hiệu ngộ độc như nhợt nhạt, sức khỏe kém, da xanh xao, nhiều người cũng không nhận ra.
Lưu ý, khi ăn khoai tây cần loại bỏ những loại củ đã mọc mầm hoặc có vỏ màu xanh. Bởi vì lúc này chất độc sản sinh trong khoai tây, đặc biệt là vỏ khoai tây rất cao. Ăn vào sẽ bị ngộ độc.
Loại bỏ vỏ cà chua vì chúng không tiêu hóa được
Trong phần ruột của cà chua có một loại chất là axid tannic. Nhưng khi chín thì chất này lại chuyển vào vỏ của cà chua. Nếu ăn vỏ cà chua vào trong cơ thể thì axit tannic sẽ có phản ứng với protein từ các thực phẩm khác. Hai chất này sẽ tạo thành kết tủa gây nên triệu chứng trướng bụng, giảm mức thèm ăn, tức bụng. Các chuyên gia dinh dữơng cũng lưu ý rằng vỏ cà chua không thể giúp tiêu hóa. Vì vậy khi chế biến, hãy bóc tách vỏ cà chua và bỏ chúng đi.
Vỏ khoai lang đốm đen sẽ làm tổn thương gan
Khi luộc hoặc hấp khoai lang có rất nhiều người ăn luôn cả vỏ. Lưu ý trong vỏ khoai lang có chứa nhiều chất kiềm. Chính vì vậy, nếu ăn vỏ có thể gây hại cho gan. Đặc biệt những loại củ mà có vỏ đen hoặc đốm nâu nghĩa là khoai đã bị vi khuẩn xâm nhập. Từ đó vỏ khoai sinh ra độc tố saponone. Độc tố này sẽ làm tổn thương gan và gây ra ngộ độc.
Vỏ quả hồng gây ảnh hưởng dạ dày
Vào mùa thu, quả hồng chín mọng thường rẽ bắt mắt và khiến nhiều người muốn ăn luôn cả vỏ. Đặc biệt, khi chín vỏ quả hồng thường mềm, khó bóc tách khiến cho việc gọt khó khăn. Chính vì vậy, nhiều người đã dùng luôn cả vỏ. Lưu ý, vỏ của quả hồng có thể sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của dạ dày, vì vậy cần loại bỏ nó trước khi ăn.
Khi hồng còn xanh non thì axit tannic sẽ nằm ở phần thịt quả, nhưng khi quả chín thì chúng sẽ chuyển vào phần vỏ. Chất này kết hợp với protein trong thực phẩm sẽ làm ra những cục u lớn nhỏ gọi là sạn trái hồng trong dạ dày. Gây nguy hiểm tới sức khỏe.