Đầu tháng 3-2018, Tạp chí Quốc tế - Phytochemistry đã công bố nghiên cứu về việc tìm ra 9 chất mới trong dây thìa canh tại Hải Hậu, Nam Định được trồng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, có tác dụng hạ đường huyết rất tốt đối với người tiểu đường. Thế nhưng, có nên tự mua dây thìa canh đun sắc uống để trị tiểu đường không?
Một vấn đề đặt ra là không ít người bệnh tiểu đường đang nhầm lẫn giữa dây thìa canh chuẩn hóa có hàm lượng tác động hiệu quả cao với dây thìa canh nuôi trồng và thu hái không theo quy chuẩn kĩ thuật đang bán tràn lan trên thị trường.
Ảnh: Internet
Ông Hoàng Minh Châu (tác giả của nghiên cứu mới phát minh ra 9 chất tìm thấy trong dây thìa canh) cho biết, hiện trên thị trường dây thìa canh khô được bày bán khá nhiều. Tuy nhiên đa phần nhiều cành, rất ít lá trong khi đó ở dây thìa canh, bộ phận có dược tính tốt nhất là phần lá, cành bánh tẻ. Phần cành to cho dược tính rất thấp nhưng được cho vào nhiều để tăng trọng lượng.
Hiện cũng có tới hơn 3.000 giống cây thìa canh, mỗi giống cây lại cho dược tính khác nhau. Trong khi đó người nông dân trồng dây thìa canh cũng không biết giống cây mình trồng là giống cây gì. Vì vậy không ai đảm bảo được dây thìa canh khô bán trên thị trường sẽ cho dược tính thế nào, có tác dụng điều trị bệnh tới đâu.
Phân tích về việc tự sắc dây thìa canh uống của người bệnh hiện nay, ông Châu cho biết: “Bấy lâu nay, bà con thường nghĩ thuốc nam sắc uống là lành tính. Tuy nhiên, dây thìa canh trôi nổi bán trên thị trường hiện nay không được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức y tế thế giới, còn nhiều dư lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phơi sấy không đảm bảo dẫn tới nấm mốc….. Như vậy, uống thuốc vào người mà lại nhiềm độc - Lợi bất cập hại.
Việc tự sắc dây thìa canh uống sẽ không thu được dược tính cao nhất - Ảnh: Internet
Hơn nữa, việc tự sắc dây thìa canh uống sẽ không thu được dược tính cao nhất và tất nhiên dẫn tới kết quả điều trị bệnh không cho hiệu quả tốt. Sử dụng dây thìa canh làm dược liệu điều trị bệnh không đơn giản là mua về rồi đun nấu lên uống. Người dân thường nghĩ bệnh nặng thì bốc nắm to, bệnh nhẹ thì bốc nắm nhỏ mà không thể biết hoạt chất trong những “nắm” đó là bao nhiêu. Sử dụng dược liệu để trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất và chỉ định liều dùng.
Bà Hoàng Thị Thu Hương – Cán bộ dự án BioTrade –dự án thương mại sinh học vì an toàn dược liệu cho người bệnh cho biết, để chữa bệnh có hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên tìm mua những sản phẩm được làm từ dây thìa canh trồng chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt) của tổ chức y tế thế giới.