Duyên Dáng Việt Nam

Cộng đồng mạng hài hước tìm "người đặt tên cho dòng sông"

TL • 25-06-2019 • Lượt xem: 2671
Cộng đồng mạng hài hước tìm "người đặt tên cho dòng sông"

Đề thi THPT quốc gia có đoạn trích tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông?' của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sau khi biết đề thi, ngay buổi trưa ngoài trời chói chang trên mạng cư dân 'hì hục' chế ảnh bắt trend.

Một trang mạng chia sẻ vui sau buổi thi ngữ văn sáng 25-6 rằng sau 120 phút thi, thí sinh "vẫn chưa biết ai đã đặt tên cho dòng sông". Trong câu 2 (5 điểm), thí sinh được yêu cầu viết cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích từ bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Không chỉ đi tìm người đặt tên cho dòng sông, cư dân mạng còn miệt mài đi tìm người đặt tên cho các hồ nước

Với tác phẩm "Hai triệu năm", Đen Vâu tạo nguồn cảm hứng mới cho sĩ tử. Tất cả bắt nguồn từ bối cảnh một hồ nước. Anh còn được ví là quái vật hồ Loch Ness khi cái đầu trồi lên trên mặt nước. Lời bài hát có đoạn: "Anh cô đơn giữa tinh không này - Muôn con sóng cuốn xô vào đây - Em cô đơn giữa mênh mông người - Và ta cô đơn đã hai triệu năm"

Với MV "Hai triệu năm", Đen Vâu được coi là "nhà tiên tri" cho đề ngữ văn năm nay

Cuốn lịch còn tiên tri cực mạnh đề thi

Tâm sự của các bạn thế hệ 9X và sinh năm 2000 sau khi đọc đề ngữ văn 2019!

Dòng sông khiến nhiều thí sinh lo âu và cư dân mạng cũng bồn chồn không kém

Qua bài thi, hình ảnh chìm dưới nước giống Đen Vâu làm chất liệu cho nhiều trang chế ảnh

Nhiều cư dân mạng réo gọi "chị Mị" Hoàng Thùy Linh, khi các nhân vật trong bài hát "Để Mị nói cho mà nghe" cô phát hành gần đây so với đề trật lất

Cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh bà mẹ chất chơi giơ quạt hình thần tượng đón con. 2k1 lại có tinh thần thi cử thật tốt

Hội không theo số đông có cơ may rất lớn trong trận chiến THPT quốc gia năm nay

"Tìm về nơi đâu, đôi chân anh lạc trôi xuống bờ hồ"

Sĩ tử liên tục réo gọi sông Sài Gòn, sông Đồng Nai… khi đề ra "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"

Cô gái được nhiều người nhắc đến hôm nay. Đoạn trích trong đề thi có câu: "Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại"