Duyên Dáng Việt Nam

Cuộc sống khó khăn của người gốc Việt ở vùng Biển Hồ

Đỗ Yến • 03-04-2018 • Lượt xem: 821
Cuộc sống khó khăn của người gốc Việt ở vùng Biển Hồ

Các học giả độc lập cho biết có khoảng 400 nghìn đến 1 triệu người sống tập trung ở vùng Biển Hồ và không được công nhận là công dân Campuchia.

Đây là ông Hoarith - người làm nghề thủ công lành nghề nhất trên Biển Hồ. Ông nói: "Tôi biết rõ Biển Hồ như lòng bàn tay mình". Ảnh: New York Times.

Đây là Samnang. Cả Hoarith và Samnang đều không muốn rời vùng hồ. Hoarith nói rằng: đó là một vùng hồ mở, đầy hiểm nguy nhưng ông sẽ được ở gần tổ tiên của mình. Ảnh: New York Times.

Còn Samnang thì kể về đứa cháu 4 tuổi của anh đã chết đuối năm 2017, trong lúc cha mẹ đi làm. Sự nguy hiểm khi sống bấp bênh trên nước, những đứa trẻ dưới 5 tuổi ở đây, nếu bố mẹ chúng đủ tiền, sẽ được mặc áo phao. Những gia đình khác tự chế "phao cứu sinh" cho con họ, điển hình như một chai dầu xe rỗng được đeo vào cổ một đứa trẻ sơ sinh. Ảnh: New York Times.

Đây là một gian bếp của gia đình ông Hoarith. Không có gì khác biệt, trừ việc nó nằm trên mặt nước. Taing Hoarith kể, vào mùa mưa mỗi năm, ông thường phải sửa lại bức tường lợp bằng lá cọ đã bị bão làm hư, hay có khi là dọn dẹp đám cây mọc trong nước. Thậm chí, ông phải lặn xuống bên dưới căn nhà, miệng ngậm một ống cao su và chèn vào những hũ xi măng đang giữ căn nhà đứng vững trên nước. Ảnh: New York Times.

Lịch sử ngôi làng Chong Koh chỉ còn được biết qua trí nhớ và những lời kể chứ không được ghi chép. Một số người nói họ từng có đất và trước đây, chỉ thi thoảng sống trên nước. Một số khác lại nói họ vốn luôn sống trên thuyền để dễ bắt cá. Ảnh: New York Times.

Ngoài sự nguy hiểm, những người gốc Việt ở Biển Hồ phải hối lộ cảnh sát, quan chức, thậm chí là những người giả dạng nhà báo địa phương. Ảnh: New York Times.

Họ là những mảnh đời trôi nổi bởi vì những đứa trẻ không thể vào học các trường công lập, người lớn không mở được tài khoản ngân hàng, thi lấy bằng lái xe, vào công xưởng làm việc hay sở hữu nhà đất. Ảnh: New York Times.

Đây là một ngôi chùa mà người Việt ở Biển Hồ thường lui tới. Trong ảnh, bàn thờ và ảnh chân dung đặt trong ngôi chùa người Việt ở Chhnok Trou. Ảnh: New York Times.

Những bia mộ là bằng chứng không thể xóa bỏ về sự hiện diện đã rất lâu của người Việt ở Biển Hồ. Ảnh: New York Times.

Đây chính là Chong Koh, nơi Hoarith và vợ sống, là một trong hàng trăm ngôi làng nổi ở Tonle Sap, hệ thống sông và hồ ở Campuchia thường được biết đến với tên tiếng Việt là Biển Hồ. Ảnh: New York Times.