Đời sống

Đang không biết bản thân phù hợp với ngành học nào thì phải làm sao?

Minh Trung • 05-09-2022 • Lượt xem: 353
Đang không biết bản thân phù hợp với ngành học nào thì phải làm sao?

Với tình trạng khó tìm được việc làm như hiện nay, những bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa Đại học không biết phải chọn ngành gì để có thể có được việc làm sau 3 - 4 năm ra trường. Vậy làm sao để bản thân có thể lựa chọn được một ngành học phù hợp, hay ít nhất là hạn chế được khả năng không có việc làm sau khi tốt nghiệp? Bài viết xin chia sẻ đến bạn bốn cách để từng bước xác định ngành học cho bản thân bạn nhé. 

Tin, bài khác:

Không cần đến văn phòng, top 5 công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà

Lên danh sách các ngành đặc thù  

Các ngành đặc thù

Đối với những ngành học đặc thù như bác sĩ, kỹ sư xây dựng, kế toán, kiểm toán, giáo viên trường học,… bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp để ứng tuyển vào một vị trí phù hợp. Hiểu được điều này để bản thân chúng ta đọc về danh sách các ngành đó, xem bản thân có đam mê với bất kì ngành nào hay không. Ngoài ra, vì là khối ngành đặc thù nên thường có mức điểm khá cao. Do đó, việc xác định các ngành này từ sớm sẽ giúp bạn có thời gian để chuẩn bị một kết quả học tập tốt hơn. 

Nhóm ngành Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên 

Sau khi đọc qua các ngành học đặc thù mà vẫn không thể lựa chọn ngành học cho bản thân, bạn có thể xác định xem bản thân thích làm một ngành đại khái thế nào. Ví dụ: Theo lời khuyên từ chuyên gia giáo dục và tâm lý, nếu bản thân thiên hướng hướng ngoại, bạn có thể đọc qua các nhóm ngành về Khoa học xã hội; nếu bản thân thiên hướng hướng nội, bạn có thể tham khảo nhóm ngành Khoa học tự nhiên. Khi thích thú với một vài ngành nào đó, bạn hãy Google về những tiềm năng của ngành đó trong tương lai, nhu cầu đáp ứng của thị trường, một số công việc cụ thể của ngành đó, chương trình học ở một số trường Cao đẳng hoặc Đại học. Việc đọc và hiểu về các ngành sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về những ngành mà bản thân bạn cảm giác mình phù hợp. 

Những ngành nền tảng 

các ngành nền tảng

Để an toàn và tận dụng thời gian học tập nhằm đi tìm đam mê của bản thân, bạn có thể lựa chọn các ngành học nền tảng để bắt đầu. Ví dụ, bạn thích kinh tế nhưng không biết bản thân thích gì, quản trị kinh doanh là lựa chọn an toàn với bạn trong thời điểm đó. Với quản trị kinh doanh, bạn có thể học về quản trị doanh nghiệp, kế toán, tài chính, marketing, chứng khoán… Một ví dụ khác, đối với khối ngành xã hội, tâm lý học là ngành học ngày càng được nhiều trường Đại học đưa vào chương trình đào tạo. Đây là nền tảng để có thể ứng dụng rất nhiều công việc như quản trị nhân sự, giáo dục trẻ đặc biệt, tham vấn học đường, giảng dạy kĩ năng sống,… Mỗi thứ một chút là cơ hội cho bạn trải nghiệm để hiểu thêm về đặc thù của ngành bạn sẽ chọn và mong muốn của bản thân.

Nhiều người cho rằng, học các ngành kiểu chung chung không có giá trị và khó có được việc làm. Tuy nhiên, nếu thực sự chưa biết phải học ngành nào thì những ngành kiểu chung chung như vậy là sự lựa chọn an toàn. Bạn sẽ tìm được định hướng nghề nghiệp nếu chịu khó quan sát khi học trong những ngành nền tảng đó.

Tìm hiểu ngành học đó ra trường sẽ làm gì 

công việc của ngành học

Một cách khác để tìm hiểu về sở thích của bản thân đối với ngành, hãy nhớ lại các ngành bạn biết, sau đó lên Youtube để và tìm kiếm với từ khóa kiểu như “một ngày của  ngành quan hệ công chúng”, “ngày làm việc của  nhân viên quản trị nhân sự”… Những kết quả cho ra sẽ khiến bạn dần hình dung về ngành nghề đó, thêm sự tự tin và thôi thúc trong bạn. Việc chỉ đi tìm các ngành nghề dựa vào hiểu biết của bạn cũng là một cách hay, chứng tỏ bạn đã có một chút ấn tượng về ngành nghề đó nên nó mới hiện ra trong trí nhớ của bạn.

Việc định hướng cho bản thân một ngành học để nhận được một cơ hội sau khi tốt nghiệp quả thật không dễ. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có những bước cụ thể để dần tìm ra hướng đi cho bản thân.