Tên phim Điệp viên 007 trở thành một sự ghi khắc đáng nhớ trong trí óc người đam mê điện ảnh. Không chỉ vậy, nó còn là sự đánh dấu thành công về tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Fleming.
Nhà văn danh tiếng từng là ông hoàng ăn chơi
Nhà văn "ăn chơi" tài hoa Ian Fleming (1908-1964)
Chúng ta sẽ hình dung ra một nhà văn - tác giả của hàng loạt tiểu thuyết chuyển thể thành phim 007 như thế nào? Một ông già cần mẫn viết và đọc sách bên giá sách không lồ?
Không. Ông mang đậm sắc thái "cá biệt", có nét hào hoa phóng khoáng như những nhân vật trong Điệp viên 007 của ông.
Xem Điệp viên 007, chúng ta thường thấy một câu nói quen thuộc: “Tôi là Bond, James Bond!” được lặp đi lặp lại trong các tập phim. Tiếp theo là hình ảnh những anh chàng hào hoa, mạnh mẽ, và bí ẩn.
Và cha đẻ của James Bond, nhà văn Ian Fleming (1908-1964) được gọi là một trong những huyền thoại thành công về thể loại văn học trinh thám với thành công bậc nhất.
Người ta nói rằng, nhà văn thì không nên sinh ra trong nhung lụa và cũng không nên ngồi viết văn trong nhung lụa. Riêng Ian Fleming, ông sinh ra trong một gia đình gia thế quý tộc, và tất nhiên, nghiệp cầm bút sớm cho ông một cuộc đời lênh đênh.
Ian Fleming học tại một ngôi trường danh giá tên là Eton. Đây là mái trường đã đào tạo 19 thủ tướng của nước Anh. Thay vì ước mộng làm chính trị gia, Ian Fleming trở nên khác biệt, nổi bật bởi các hoạt động thể hình, thiên về vẻ đẹp cơ bắp, và ông từng giành giải thưởng thể thao của trường những hai lần. Không chỉ thế, Ian Fleming còn là biên tập viên tạp chí về thể thao của trường.
Vẻ bề ngoài của Ian Fleming trông như thế nào? Đầu óc bóng mượt, luôn đi xe sang, yêu đương từ khi còn nhỏ... và nhiều vấn đề khác khiến cho người phụ trách nhà trường không hài lòng. Ông này (Eton) đã đưa ra khuyến cáo với gia đình của Ian Fleming nên cho cậu ta sang học khóa học để thi vào Học viện quân sự hoàng gia Anh. Thay vì hi vọng sự đổi thay ở Ian Fleming, cậu ta ra trường với bệnh lậu, tất nhiên cũng không thèm tốt nghiệp khóa học.
Dựa vào sự thân thế, cũng như lo lắng của gia đình, nhà văn tương lai khi đó từng được gửi đi học ở các trường Đại học tổng hợp ở Munich và Geneve, rồi tiếp theo là vào làm ở hãng tin Reuters.
Được Giám đốc cục tình báo Hải quân Hoàng gia Anh tuyển mộ
Pierce Brosnan - một trong những điệp viên được yêu thích nhất, bởi sự lịch lão, hòa hoa, bí hiểm. Và nhân vật này mang cả những nét "nhang nhác" nhà văn Fleming.
Cuộc đời có lẽ từ đó dẫn dắt Fleming vào con đường của viết lách. Năm 1933, cậu tới Nga làm báo tại Moscow. Tại đây, cậu tham gia viết tin về một số phiên tòa, còn dũng cảm đăng ký phỏng vấn Stalin và bị từ chối bằng một lá thư rất lịch thiệp.
6 năm sau, cậu trở nên rành thêm tiếng Đức, Pháp, Ý và Nga trong những ngày làm việc tại Liên Xô, và được giám đốc cục tình báo Hải quân Hoàng gia Anh nhận về làm việc.
Ban đầu, cậu làm trợ lý riêng cho ông Godfrey, là đô đốc. Chỉ mấy tháng sau chính thức trở thành một nhân viên tình báo với mật danh 17F.
Những năm tháng của thế chiến II, Fleming đã có mặt trong nhiều chiến dịch mật, từng làm việc với nhân viên tình báo Mỹ trong các chiến dịch của hai cơ quan tình báo Anh và Mỹ. Donovan - người mà Fleming từng cộng tác làm việc, sau này là người lập ra Cục phục vụ chiến lược OSS, tiền thân của CIA.
Tiếc là năm 1945, Fleming đã giải ngũ, chuyển sang làm đối ngoại cho tổ hợp báo chí Kemsley.
Gây bão với hàng loạt tiểu thuyết gián điệp
Cuốn sách Sòng bạc hoàng gia - nơi có sự xuất hiện của điệp viên 007 mang tên Bond
Trong những tháng năm làm việc tại cơ quan tình báo, tham gia chiến tranh, Fleming từng bộc lộ với bạn mình là ông muốn trở thành nhà văn chuyên viết tiểu thuyết gián điệp. Tất nhiên, với kinh nghiệm làm việc dày dặn và bộ óc sáng tạo, vào năm 1952 thì tiểu thuyết Sòng bạc hoàng gia ra đời. Và ông chỉ cần 2 tháng để hoàn thành.
Một năm sau, cuốn tiểu thuyết chính thức phát hành tại Anh. Điều đặc biệt của cuốn sách, chính tác giả là người thiết kế bìa.
Và cũng từ đây, nhân vật 007 mang tên bí danh Bond có mặt trong Sòng bạc hoàng gia.
Sau này, nhà văn Fleming đã dành ba tháng mỗi năm trong các kỳ nghỉ, và chỉ ngồi viết sách trinh thám. Cuốn nào của ông cũng tạo nên những cơn "sóng gió" về sách trinh thám, chính trị.
Faming có 12 cuốn sách thể loại tiểu thuyết và 1 truyện ngắn về điệp viên Bond. Ông mất 6/1964 để lại nhiều tiếc nuối cho bạn đọc.
Nhưng những tác phẩm của ông, nhân vật của ông vẫn đang sống trên màn ảnh điện ảnh thế giới và người xem 5 châu vẫn đang tiếp tục đón nhận. Đó là minh chứng hùng hồn cho một chân lý: Tác phẩm sống lâu hơn tác giả!