Duyên Dáng Việt Nam

Điều cần biết về biện pháp phòng bệnh Cúm mùa

Lan • 13-06-2018 • Lượt xem: 810
Điều cần biết về biện pháp phòng bệnh Cúm mùa

Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu và không nên trì hoãn tiêm vắc xin ngừa cúm cho bạn và gia đình, bởi "virus cúm khó lường và điều quan trọng là nhận được vắc xin sớm sẽ giúp cơ thể được bảo vệ khi virus bắt đầu lưu hành".

Với cúm mùa 2018, WHO khuyến cáo cách tốt nhất phòng bệnh cúm mùa cho trẻ và gia đình: thực hiện việc tiêm ngừa vắc xin phòng cúm hàng năm. Vaccin cúm an toàn cho mọi người, tiêm vaccine cúm giúp giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm biến chứng đưa đến tử vong.

Những ngày qua, Viện Pasteur TP.HCM luôn trong tình trạng trật kín người xếp hàng chờ tiêm ngừa Cúm mùa. Ảnh: Việt Tú

Quầy hướng dẫn thủ tục đăng ký tại Viện Pasteur TP.HCM, hiện mỗi mũi tiêm vaccine ngừa cúm tại Viện Pasteur có giá khoảng 300.000 VNĐ. Ảnh: Việt Tú

Câu hỏi 1: bạn biết gì về bệnh cúm?

Cúm mùa là bệnh rất thường gặp, để lại gánh nặng lớn cả về y tế lẫn kinh tế cho gia đình và xã hội. Cách phòng chống cúm mùa đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc-xin cúm. Hiện tỉ lệ tiêm phòng vắc-xin cúm mùa ở việt nam còn rất thấp (< 1%)

Câu hỏi 2: đối tượng nào có nguy cơ cao dễ mắc cúm?

Trẻ em < 5 tuổi 

Người già >  65 tuổi 

Trẻ em và vị thành niên (<18 tuổi) được điều trị aspirin kéo dài

Phụ nữ có thai 

Có bệnh mạn tính: hen, bệnh hô hấp mạn tính, bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh về máu, bệnh thần kinh / thần kinh-cơ, rối loạn chuyển hóa (tiểu đường); suy giảm miễn dịch (hiv).

Câu hỏi 3: phân biệt bệnh cúm và bệnh cảm lạnh.

Triệu chứng

Cảm lạnh

Cúm

Sốt

Ít gặp

Cao (39-40oc)

Đau đầu

Hiếm gặp

Thường gặp

Đau cơ

Nhẹ

Nặng

Khó chịu

Nhẹ, một vài ngày

Nhiều, có thể 3 tuần

Mệt mỏi nhiều

Ít gặp

Thường gặp

Tắc mũi

Thường gặp

Thường gặp

Hắt hơi

Thường gặp

Đôi khi

Chảy mũi/ nghẹt mũi

Thường gặp

Thường gặp

Đau họng

Thường gặp

Thường gặp

Ho / đau ngực

Nhẹ

Trung bình – nặng

Câu hỏi 4: biến chứng bệnh cúm?

Viêm thanh khí phế quản (croup) (trẻ nhỏ)

Viêm phổi tiên phát do virus cúm

Bội nhiễm vi khuẩn thứ phát:

Streptococcus pneumoniae

Staphylococcus aureus

Hemophilus influenzae

Viêm cơ (hiếm, ở trẻ em, type b): tiêu cơ vân, tiểu myoglobin – suy thận 

Biến chứng tim: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim

Biến chứng thần kinh: viêm não, bệnh lý não (encephalopathy),viêm tủy cắt ngang; hc guillian-barré.

Tử vong: chủ yếu do viêm phổi do vi khuẩn, suy tim.

Câu 5: phòng bệnh cúm mùa:

Tiêm ngừa vaccine cúm

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch / hoặc sản phẩm nước rửa tay khi cho trẻ đi dã ngoại hoặc khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng và nước sạch

Rửa tay trước khi đưa tay lên vùng mắt mũi miệng.

Ăn uống đầy đủ chất

Thường xuyên tập luyện thể thao

Nghỉ ngơi tại nhà khi dấu hiệu bệnh

Câu hỏi 6: cho biết lịch tiêm phòng vắc xin cúm?

Cần tiêm nhắc lại mỗi năm

Trẻ em từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml hoặc 0,5ml.

Người lớn và trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên tiêm 1 liều 0,5 ml.

Trẻ em dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.