Khám phá

'Đường thi họa phổ' được Châu Hải Đường chuyển ngữ với phong thái độc đáo

Châu Anh • 16-10-2020 • Lượt xem: 2161
'Đường thi họa phổ' được Châu Hải Đường chuyển ngữ với phong thái độc đáo

Đây là một tác phẩm đặc biệt khi có sự kết hợp của ba hình thức: thi - thơ - họa. Ở đó sẽ có những bài thơ độc đáo được kết hợp với tranh vẽ minh họa cùng nghệ thuật viết chữ tài hoa.

Đường thi họa phổ được hình thành từ ba tập sách Đường thi ngũ ngôn họa phổ, Đường thi thất ngôn họa phổ và Đường thi lục ngôn họa phổ do Hoàng Phượng Trì biên soạn. Đây là tác giả sống vào thời Minh - Trung Quốc. Sách được họa gia Sái Xung Hoàn minh họa tranh trên nền các bài thơ, đồng thời tác phẩm này còn được nhiều thư pháp gia thực hiện. Tác phẩm này đã được ấn hành bản tiếng Việt tại Việt Nam.

Đường thi họa phổ 

Đây là sự tập hợp của tất cả 150 bài thơ, được Hoàng Phượng Trì tuyển chọn. Đó là thi phẩm của các nhà thơ Trung Hoa nhiều thời khác nhau. Không thể không nhắc tới các tên tuổi như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Đậu Củng, Vương Hiên... Sự độc đáo, khác biệt trong cuốn sách này chính là nó không chỉ có thơ, mà còn có cả những liên tưởng đầy tính hội họa trong đó.

Người xem sẽ được thưởng thức nét tài hoa trong các bản họa của họa gia Sái Xung Hoàn, đẩy thần thái các tác phẩm lên cao hơn khi đọc.

"Xuân ấm trên hồ sóng nhẹ lan;

Mai rừng, dương liễu, mặt đê chen.

Năm năm hoa ngát bên sông sớm;

Xuân sắc Bồng Doanh sóng rước lên".

Bài thơ Dương Nam Xuân được Sái Xung Hoàn minh họa

Ví dụ như trong bài thơ Giang Nam Xuân trên, tác giả Lý Ước đã miêu tả cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân Giang Nam. Và họa sĩ đã đưa vào đó một bức họa như trong đời thực có sông, có hoa, có dương liễu...

Không chỉ là thơ, mà thư pháp cũng được 'tung tẩy' trong từng trang sách. Nhiều thư pháp gia nổi tiếng cũng có mặt ở đây như Đổng Kỳ Xương, Trần Kế Nho, Hứa Quang Tộ...

Nói về tác phẩm đồ sộ này, dịch giả Châu Hải Đường nói: "Với những bài thơ Đường đặc sắc tràn đầy họa ý, được minh họa bằng tranh vẽ sinh động, cùng thư pháp đặc sắc phong phú, nếu lại nói thêm cả nghệ thuật khắc ván in tuyệt kỹ nữa, thì tập Đường thi họa phổ này không phải chỉ bao gồm 'tam tuyệt' mà đã gồm đủ 'tứ mỹ'".