Duyên Dáng Việt Nam

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải nhựa

Hương Hoa • 22-11-2020 • Lượt xem: 1312
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải nhựa

Dân số ngày càng tăng đã làm tăng nhu cầu về nhựa và các sản phẩm từ nhựa. Cùng với việc gia tăng đó, là sự gia tăng tương đối lớn của các rác thải nhựa. Các nghiên cứu về sản xuất nhựa trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng chất thải nhựa đã và đang trở thành một vấn đề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù, nhựa là vô cùng hữu ích cho cuộc sống hàng ngày, nhưng mỗi người cần có những hành động thiết thực để giảm thiểu rác thải nhựa xả ra môi trường, có như vậy môi trường và cuộc sống con người mới không bị đe doạ nghiêm trọng.

Nhiều quốc gia đang nỗ lực kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa bằng cách giảm sản xuất nhựa và sản phẩm nhựa, cấm đóng gói quá mức, thu gom rác thải và tái chế. Trong cuộc đấu tranh chống ô nhiễm nhựa, các khuyến nghị sau có thể hữu ích:

Về phía Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền và nhà sản xuất.

1. Cần xây dựng các chính sách hợp lý

Để chống lại và hạn chế ô nhiễm môi trường dai dẳng do nhựa, cần có các chính sách thực tế và phải được tuân thủ và thực thi một cách thích hợp. Bao gồm:

▪ Bắt buộc các nhà sản xuất nhựa phải công bố tất cả các thành phần trong sản phẩm nhựa của họ và đưa ra cảnh báo trên sản phẩm cho người tiêu dùng về những ảnh hưởng có thể có đối với sức khỏe và môi trường của các thành phần đó.

▪ Các chính sách phân loại một số thành phần có hại trong sản phẩm nhựa cần được ban hành. Cấm sản xuất nhựa với các hóa chất nguy hiểm.

▪ Nghiên cứu các giải pháp thay thế mới và vô hại.

▪ Các cơ quan chức năng phải thực thi và thực hiện các quy định nghiêm ngặt về kiểm tra việc sản xuất, tiêu thụ, sử dụng và cuối cùng thải bỏ chất dẻo ra môi trường.

▪ Nâng cao mức thuế đối với những sản phẩm nhựa khó phân hủy như túi ni lông, cần có chế tài miễn thuế đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa.

▪ Xây dựng các chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp vi phạm trong sản xuất, tái chế, thải nhựa. Thành lập các khu tái chế nhựa tập trung.

▪ Cải thiện việc thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải nhựa thích hợp. Việc quản lý bãi chôn lấp không tốt sẽ tạo điều kiện cho các hóa chất độc hại có trong chất thải nhựa ngấm ra môi trường, gây ô nhiễm đất, không khí và nước dưới đất.

▪ Quản lý nước thải thích hợp sẽ ngăn chặn vi nhựa xâm nhập vào môi trường từ các bãi chôn lấp. Phần lớn nước thải đã qua xử lý được thải ra sông hoặc đại dương, do đó, cần có một lệnh cấm như Phụ lục V của hiệp định Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (MARPOL), sẽ ngăn chặn việc thải rác thải nhựa ra biển.

2. Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng

Cần phải nỗ lực để giáo dục toàn dân về tác động tiềm tàng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm chất thải nhựa. Điều này là một điều rất quan trọng, cần thiết để giảm tỷ lệ ô nhiễm và bảo tồn chất lượng của môi trường. 

Mọi người cần có nhận thức về thành phần hóa học của sản phẩm nhựa và tác hại của chúng đối với sức khỏe. Các chương trình giảng dạy ở các cấp độ khác nhau phải bao gồm các cách giảm thiểu ô nhiễm nhựa và hệ thống quản lý chất thải làm nguồn thông tin.

3. Sử dụng nhựa sinh học thay thế

Nhựa sinh học là một loại nhựa được sản xuất từ ​​xenlulo được làm từ bột gỗ bởi một nhà hóa học người Anh vào những năm 1850. Hiện nay, nhựa sinh học có thể được sản xuất từ ​​các vật liệu phân hủy sinh học và không phân hủy sinh học khác nhau bao gồm cỏ dại, cây gai dầu, dầu thực vật, tinh bột khoai tây, cellulose, tinh bột ngô...  Nhựa sinh học thân thiện với môi trường vì chúng cần ít nhiên liệu hóa thạch hơn trong quá trình sản xuất so với các loại nhựa khác.

Vấn đề phát sinh chất thải nhựa và các tác động đi kèm với môi trường và sức khỏe cộng đồng có thể được xử lý nếu trên toàn cầu, nếu các nhà sản xuất có thể chấp nhận sử dụng nhựa sinh học.

Về phía người tiêu dùng

1. Giảm việc sử dụng đồ nhựa, nói không với đồ nhựa dùng một lần

▪ Hãy sử dụng túi vải, túi giấy thay cho túi ni lông khi đi chợ.

▪ Hạn chế tối đa dùng đồ nhựa sử dụng một lần như cốc giấy, hộp xốp, ống hút...

▪ Khi đi mua đồ ăn, nước uống có thể mang chai thủy tinh, chai nhựa dùng nhiều lần, hộp đựng thức ăn.

2. Tái chế đúng cách

Khi bạn sử dụng nhựa có thể tái chế, hãy luôn đảm bảo tái chế chúng. Hiện tại, chỉ 9% nhựa được tái chế trên toàn thế giới. Tái chế giúp giữ nhựa khỏi đại dương và giảm lượng nhựa “mới” lưu thông.

Hiện nay trên mạng xã hội có nhiều hội nhóm tái chế rác thải, bạn có thể tham gia giao lưu, trao đổi hoặc học hỏi kinh nghiệm tái chế. Hãy biến những món đồ tưởng chừng như vô giá trị trở thành món đồ hữu ích, giảm lượng rác thải thải ra môi trường. Ví dụ: biến chai nhựa thành chậu trồng cây, bình tưới nước, đèn trang trí; xô nhựa thành giỏ xe đạp...

3. Tham gia (hoặc tổ chức) dọn dẹp bãi biển hoặc sông hồ

Giúp loại bỏ nhựa khỏi đại dương và ngăn chúng xâm nhập vào đại dương ngay từ đầu bằng cách tham gia hoặc tổ chức dọn dẹp bãi biển hoặc ao hồ, sông suối. Đây là một trong những cách trực tiếp và bổ ích nhất để chống lại ô nhiễm nhựa đại dương.

Bạn có thể làm một mình hoặc rủ bạn bè, người thân cùng làm với mình. Tham gia hoạt động dọn dẹp của một tổ chức địa phương hoặc một sự kiện quốc tế như Dọn dẹp bờ biển quốc tế là những việc bạn nên làm cuối tuần.

Một gợi ý nho nhỏ là bạn nên tham gia group Hội yêu rác. Đây là một group bổ ích với các hoạt động nhặt rác vì môi trường xanh sạch đẹp đang diễn ra trên nhiều tỉnh thành của Việt Nam hiện nay.

4. Tuyên truyền, kêu gọi

Cập nhật thông tin về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm nhựa và giúp những người khác nhận thức được vấn đề này. Nói với bạn bè và gia đình của bạn về cách họ có thể là một phần của giải pháp hoặc tổ chức một bữa tiệc xem những bộ phim tài liệu tập trung vào ô nhiễm nhựa, như Đại dương nhựa, Đảo rác: Đại dương đầy nhựa, Túi đựng, Nghiện nhựa , Nhựa hóa.

5. Hãy nấu ăn ở nhà nhiều hơn

Thay vì đi ăn tiệm hoặc mua đồ ăn mang về, hãy nấu ăn ở nhà nhiều hơn. Điều này vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho môi trường. Bạn sẽ không phải sử dụng đến những hộp đựng đồ ăn mang đi.

6. Mua đồ cũ

Đồ chơi và các thiết bị điện tử đi kèm với tất cả các loại bao bì nhựa – từ những chiếc vỏ khó nứt gây khó chịu đến những dây buộc xoắn. Tìm kiếm đồ dùng trên các cửa hàng đồ cũ, diễn đàn trực tuyến là cách vừa tiết kiệm được tiền vừa hạn chế nhựa mới sản xuất, đồng thời hạn chế lượng rác thải nhựa thải ra môi trường.