Duyên Dáng Việt Nam

Hậu quả của việc cha mẹ hay quát nạt con

Anh Kiệt • 16-04-2019 • Lượt xem: 2810
Hậu quả của việc cha mẹ hay quát nạt con

Cha mẹ có thói quen chửi mắng, quát tháo con sẽ để lại nhiều hậu quả, đầu tiên là ảnh hưởng tới sự phát triển và hình thành tính cách của trẻ, não trẻ sẽ hình thành phản xạ và tính cách tiêu cực, trẻ càng tỏ ra chống đối bằng những hành động hung hăng, hét lại hoặc phớt lờ không thèm để tâm đến những lời cha mẹ nói nữa.

La hét, quát mắng hay to tiếng với trẻ, chính là cách người lớn phá hủy sự phát triển và hành vi tốt của chúng, khiến con trở nên lì lợm, khó bảo hơn, bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng.

Tôi nhớ có lần về nhà với mặt mũi lấm lem và bị mẹ tôi tát cho một cái như trời giáng vào mặt. Tôi biết mẹ rất cực khổ để nuôi 4 đứa con nhưng hành động của mẹ làm tôi sốc. Tôi thấy mình cũng rất nóng tính nhưng không muốn sự “di truyền” này tác động lên con cái mình” - anh Bình chia sẻ.

Để giữ được bình tĩnh, dặn mình luôn bình tĩnh là chưa đủ. Những điều sau đây là cách để bạn thay đổi cách nhìn nhận và suy nghĩ, giúp bình tĩnh và kiên nhẫn hơn với con:

1. Thử nhìn sự việc qua cách nhìn của trẻ

Hãy lùi lại và thử nhìn sự việc theo cách con bạn nhìn nhận ở độ tuổi của chúng. Có thể con không đồng ý với bạn hoặc ngược lại, nhưng mọi sự nhún nhường và cố gắng đặt mình vào vị trí của trẻ luôn làm sự việc được thấu hiểu hoặc bạn học thêm được điều gì đó từ con. Ví dụ, bạn vội đưa con đến trường, đã muộn 5 phút và bạn giục con nhanh lên. Con bạn cố níu lại ôm chú chó cưng chào tạm biệt. Trong tình huống này bạn có nỡ mắng con? Và sẽ quý giá hơn nếu bạn chậm lại một hai phút để khen con vì hành động này.Cuộc sống đâu phải lúc nào cũng cần vội vã?

Hình minh họa

2. Luôn cố gắng lắng nghe trẻ

Trên thực tế, khi bạn căng thẳng, bạn bực tức, ai nói cũng khó lọt vào tai. Nhưng nếu trong những tiếng khóc réo hoặc nằng nặc của trẻ, bạn cố gắng nghe con nói, nghe con giải thích vì sao sự việc lại như thế hoặc cố gắng để trẻ có cơ hội được nói, những lần to tiếng với con sẽ bớt đi, bạn cũng sẽ hiểu con hơn, hoặc chí ít, bạn cũng để cho chúng thấy, bạn tôn trọng và lắng nghe chúng.

3. Chỉ chú tâm vào một việc trong 1 thời điểm - Đừng ôm đồm quá nhiều việc!

Không ai muốn bị ngập ngụa trong công việc, và bạn nếu đã từng trải qua khoảnh khắc đó, thì sẽ thấy như bầu trời xám xịt và đè nặng lên vai bạn. Vì vậy, hãy chọn ra việc nào bạn ưu tiên hoàn thành trước, việc nào làm sau, bạn sẽ có thứ tự để thực hiện. Và đó cũng là một hiệu ứng, khi bạn thành công với một việc, bạn sẽ có thêm động lực để tiếp tục với nhiệm vụ tiếp theo. Điều này không chỉ tốt cho chính bạn mà còn ảnh hưởng tới con bạn và cách chúng sắp xếp tổ chức, thứ tự từ cha mẹ.

4.  Cố gắng lập kế hoạch từ trước

Tất nhiên lập kế hoạch không có nghĩa là sắp đặt mọi thứ cho cuộc sống, cho tương lai. Không ai đoán trước được tương lai có điều gì xảy ra. Tuy nhiên có kế hoạch và căn chỉnh giờ giấc phù hợp, hoặc thừa hơn do với thực tế có thể giúp bạn tránh được những rủi ro, mất mát.

Đơn giản, bạn không thể chắc chắn, con sẽ ăn xong trong 30 phút, và có thể đến trường ngay trước đó, nếu bạn không lùi thời gian con ăn chậm, làm dơ quần áo, hoặc phải chờ xe buýt....

Và nếu bị muộn một lịch hẹn nào đó, vì con lỡ đổ sữa xuống bàn. Hãy cố điều tiết cảm xúc của mình. Căn giờ quá sát và gần cũng là môt điều dễ dẫn đến sự hối hả, bận rộn ở những giây phút cuối cùng.

5.  Luôn luôn nhớ, thế giới không quay đầu lại với bạn

Luôn nên nhớ, kể cả khi  những điều tồi tệ nhất xảy đến với bạn, thì hãy đừng làm hiệu ứng domino ấy kéo dài hơn. Thường thường, những xui xẻo không đến một mình, chúng thường đến cùng một lúc. Nên hãy đừng là nạn nhân của chúng và đổ tiếp những cơn thịnh nộ cho con cái.

Hãy hít thở thật sâu, bình tĩnh lại, và từ từ giải quyết mọi chuyện!

Con bạn sẽ học rất nhanh, bạn là tấm gương cho con. Bạn xử lý những cơn nóng giận như thế nào, thì con bạn cũng sẽ bắt chước hoặc học theo rất nhanh!