Duyên Dáng Việt Nam

Khi COVID-19 vẫn đang tồn tại, chúng ta vượt qua nỗi sợ như thế nào?

Cẩm Tú • 10-04-2020 • Lượt xem: 544
Khi COVID-19 vẫn đang tồn tại, chúng ta vượt qua nỗi sợ như thế nào?

Nỗi sợ hãi đối với mối nguy hại đến từ covid19 đang lan rộng trên toàn thế giới. Các chính phủ, quốc gia, mỗi người dân đều đang tích cực thay đổi để thích nghi và đối mặt đại dịch này.

Nỗi sợ hãi hữu hình

Tính đến đầu tháng 4/2020, dịch COVID-19 đã lan rộng đến 205 quốc gia, số người nhiễm bệnh và tử vong tăng lên hàng giờ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nền kinh tế bị đẩy đến bờ vực sụp đổ, hàng triệu sinh mạng bị đe dọa. Tình trạng khẩn cấp do Covid-19 gây ra nhánh chóng biến thành một trong những thách thức chính trị và xã hội nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại.

COVID-19 là “con quái vật” vô hình mà nền khoa học hiện đại thực sự chưa biết nhiều về nó. Sau khi lây lan sang các vùng lãnh thổ khác nhau đã phân nhánh và biến đổi thành nhiều chủng mới. Trong cuộc đuổi bắt lần tìm dấu vết của virus, con người vẫn đang bị tụt lại phía sau. Hơn 3 tháng hoành hành, cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người, tất cả những gì con người biết về loại virut này còn rất khiêm tốn, nguồn gốc của chúng vẫn chỉ nằm trong “phỏng đoán” của con người.

Một số chính trị gia tại Mỹ thậm chí so sánh ý nghĩa lịch sử của cuộc khủng hoảng lần này với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1981, cuộc đại suy thoái những năm 1930 và sự kiện khủng bố 11/9.

Nỗi sợ hãi suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ được báo cáo là "chao đảo" sau khi giá dầu giảm mạnh do nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc. Đầu tháng 2/2020, thị trường chứng khoán trên toàn thế giới chứng kiến ​​sự sụt giảm trong một tuần lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngày 9 tháng 3 năm 2020, thị trường chứng khoán sụp đổ với mức giảm vài phần trăm trong các chỉ số chính của thế giới.

Khi đại dịch lan rộng, các hội nghị và sự kiện toàn cầu về công nghệ, thời trang, thể thao... bị hủy bỏ hoặc hoãn lại. Mặc dù tác động tiền tệ đối với ngành du lịch và thương mại vẫn chưa được ước tính, nhưng nó có khả năng sẽ lên đến hàng tỷ và ngày càng tăng. Thất nghiệp và bị chia cách, đó là hệ lụy tất yếu khi dịch bệnh do COVID-19 leo thang và nền kinh tế suy thoái.

Lauren Murray, nhà tâm lý học lâm sàng Đại học Johns Hopkins, Trường sức khỏe cộng đồng tại Sở y tế tâm thần và Sức khỏe quốc tế nhận định nỗi sợ hãi, hoảng loạn có khả năng “trở thành vấn đề nan giải nếu chúng ta không đối phó với nó một cách cẩn trọng”.

Sống chung với sợ hãi

“Những nỗi sợ hãi điều khiển chúng ta, nhưng cũng cứu vớt ta”.

Về sinh học, khi con người sợ hãi, một loạt những thay đổi sinh lý học thay đổi giúp chúng ta chuẩn bị hiệu quả hơn trong những tình huống nguy hiểm: đồng tử giãn nở, hơi thở gấp gáp, nhịp tim và huyết áp tăng lên. Đến thời điểm sự sợ hãi vượt ra khỏi sự kiểm soát của cơ thể, con người có xu hướng thực hiện những hành vi bản năng như tích trữ nhu yếu phẩm.

“Khi thấy những người khác đi mua sắm vì hoảng loạn, bạn cũng sẽ bắt chước làm như vậy. Đây là khái niệm tâm lý xã hội mang tên tính thích ứng”. L. Kevin Chapman, Nhà tâm lý học lâm sàng đồng thời là Nhà sáng lập và Giám đốc Trung tâm chứng lo lắng và rối loạn liên quan, phát biểu tại CNBC Make IT. Nếu những hành vi bản năng không được dẫn đường bởi lý trí, tình hình sẽ ngày càng rối ren.

Vậy, làm thế nào con người đối mặt và vượt qua sự sợ hãi này?

- Hiểu rõ nguyên nhân: Murray đưa ra lời khuyên rằng chúng ta nên thường xuyên lắng nghe lý trí và cảm nhận cơ thể của bản thân. Hãy hít tở thật sâu và tự hỏi bản thân có đang cảm thấy căng thẳng không? Tự trấn an mình rằng “thực hiện chính xác những gì chúng nên làm”.

Tránh xa các nguồn thông tin thất thiệt gây ra nỗi hoang mang, lo lắng. Thay vào đó thường xuyên cập nhật tin tức chính thống, tin tưởng và thực hiện theo sựu chỉ dẫn của cơ quan chức năng.

- Giảm thiểu sợ hãi chứ đừng cố loại bỏ nó: Càng cố gắng loại bỏ nỗi sợ, nỗi sợ càng hiện hữu. “Lý tưởng nhất là bạn cố gắng giảm nỗi sợ xuống một mức độ vừa đủ để không tê liệt trước nó” Murray khuyên.

Cách tốt nhất để giảm thiểu sợ hãi là kích hoạt bộ não “làm việc lành mạnh” bằng cách xem vài bộ phim hay đi bộ ngoài trời. Tập thể dục đều đặn, thường xuyên giữ liên lạc với bạn bè.