Duyên Dáng Việt Nam

Làm bạn với con: Khó hay dễ?

Châu Anh • 03-04-2020 • Lượt xem: 1034
Làm bạn với con: Khó hay dễ?

Có một câu danh ngôn rằng: “Vòng tay mẹ chính là chiếc nôi tuyệt vời nhất khi vỗ về tâm hồn con”. Hẳn người mẹ nào trên thế giới này cũng đều muốn mang những điều tốt đẹp đến cho đứa con của mình, muốn biết chúng muốn gì, chúng đang nghĩ gì, chúng cảm thấy thế nào, mọi thứ với chúng ra sao... Tuy nhiên, đó là một thử thách đối với các bà mẹ khi họ cảm thấy thật quá khó để hiểu được đứa trẻ của mình. Vậy nguyên nhân là do đâu, và chúng ta cần phải làm gì để hiểu con mình một cách dễ dàng hơn?

Khoảng cách cha mẹ - con cái

Theo lời của nhiều thế hệ trước, họ chia sẻ rằng, việc họ chơi và tâm sự với người già là chuyện rất bình thường và họ không cảm thấy điều đó có khoảng cách. “Hồi trẻ tôi thường chơi với người già, giờ già lại thích nói chuyện với người trẻ. Vậy thì thực ra có cái gọi là khoảng cách thế hệ không hay khoảng cách thế hệ chỉ là một cái cớ để chúng ta thoái thác việc cố gắng hiểu nhau”, nhà báo Phạm Trung Tuyến chia sẻ.

Như George Orwell, một nhà văn người Anh nói rằng “Mọi thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn thế hệ trước, và sáng suốt hơn thế hệ sau”.

Người trẻ thường có nhiều khám phá và yêu thích việc đi ra thế giới bên ngoài để hoàn thiện bản thân với những trải nghiệm mới mẻ. Họ thường cho rằng việc ông bà, cha mẹ ở nhà để chăm sóc con cái hoặc sự yên vị như là điều hẳn nhiên. Còn việc của họ sẽ là đi hơn là ở yên một chỗ. 

Nhưng chính tư tưởng đó làm cho khoảng cách cha mẹ - con cái cứ xa dần và có khoảng cách từ đó. Suy nghĩ cha mẹ đúng một kiểu,con cái đúng một kiểu là tiền đề khiến cho có nhiều suy nghĩ khác nhau và xa nhau từ đó.

Chính vì thế, cha mẹ đang nuôi con nhỏ hay khi trẻ đang dần hình thành cá tính, cái tôi riêng, cần quan sát, chú ý tới con qua từng ngày, từng việc để từ đó lắng nghe, thấu hiểu, là một cách xóa đi những khoảnh cách với con cái.

Vì sao cha mẹ không hiểu con mình?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bạn không hiểu hết về con mình. Ví dụ nếu một người mẹ luôn cho mình đúng, và muốn con cái phải làm theo ý của mình. Điều này vô hình trở thành việc bạn sẽ hiểu sai về con hoặc dần dàn không hiểu về đứa con của mình nữa.

Có nhiều đứa trẻ từ khi sinh ra tới khi lớn lên, chúng luôn cảm  thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình. Luôn cảm thấy mỗi bữa ăn là một nhiệm vụ khó khăn, cần nhanh chóng qua đi. Hay như việc nói chuyện, giáp mặt với cha mẹ lại khiến cho chúng mệt mỏi.

Một nguyên nhân nữa là cha mẹ hay lấy điểm yếu của con cái ra để lên án, so đo và đưa con người khác ra để so sánh chúng hơn con mình. Điều này khiến cho tâm trí của trẻ dần hình thành nên ý nghĩ chúng bị ghẻ lạnh, bị coi thường. Dần dà chúng sẽ xa rời cha mẹ và ít sẻ chia, tâm sự. 

Nếu như cha mẹ luôn muốn được là chính mình thì đứa con của bạn cũng như thế. Đứa trẻ nào cũng muốn chúng được là chính nó, được học cái chúng thích, được làm cái chúng quan tâm (tất nhiên trong sự kiểm soát văn minh của cha mẹ).

Việc nhiều cha mẹ áp đặt con cái sẽ gây nên hậu quả khó lường. Áp đặt còn là cách không hay lèo lái và thay đổi khả năng cũng như sở thích của trẻ, gây cho chúng áp lực,chán nản, làm việc, học tập chống đối. Vì cái chúng yêu  thích đã bị bẻ ngược lại sang một cái khác.

Cần làm gì để hiểu con hơn?

Một trong những cách tuyệt vời hơn cả để hiểu đứa trẻ của mình, không gì khác chính là Làm Bạn Với Con. Vậy làm sao để thực hiện điều đó?

+ Không so sánh con mình với con người

+ Lắng nghe con, chia sẻ với con, tìm cách hiểu thế giới nội tâm của con

+ Không áp đặt con

+ Dành nhiều thời gian cho con.