Nhiều cha mẹ sợ con bị ho, sổ mũi nên hạn chế tắm cho bé khi trời chuyển lạnh. Điều này đúng hay sai?
1. Nhiệt độ phòng tắm
Phòng tắm phải kín gió, đóng các cửa nhà lại khi tắm cho bé để tránh gió lùa. Ngoài ra nước tắm cũng phải ấm, vừa với làn da của bé. Nên có nhiệt kế đo nhiệt độ phòng và đo nước (bởi người lớn và trẻ em cảm nhận nóng lạnh khác nhau). Nếu không có nhiệt kế, hãy dùng khuỷu tay để thử nước trước. Nước tắm tốt nhất là nước đun sôi rồi pha ấm, nhiệt độ tốt nhất là 28 – 30 độ C. Nếu tắm nước từ bình nóng lạnh mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước chảy ở vòi trước xem có quá nóng, hay quá lạnh thì điều chỉnh chuẩn rồi mới cho con tắm. Nếu phải pha nước, thì cần đổ nước lạnh trước, pha nước ấm sau để tránh tai nạn cho con và mẹ.
2. Lưu ý về cách tắm
- Rửa mặt cho con bằng khăn mềm, sạch. Lau mắt, mũi, tai cho con, nhưng đừng để nước vào mắt, mũi, tai làm trẻ sợ tắm.
- Mùa đông nên tắm / lau từ dưới chân lên bụng con. Không nên cởi hết quần áo của con, hãy tắm /lau đến đâu cởi ở đó.
- Trẻ lớn có thể ngồi bồn/chậu tắm, lượng nước nên ngập đến giữa bụng, hoặc ngực. Vừa kỳ cọ, vừa dùng khăn bông dấp nước ấm lên lưng, ngực con để giữ ấm cơ thể.
- Tắm xong quấn khăn bông dày vừa lau người, vừa giữ ấm cho con. Nên quấn khăn trên người trẻ, lau đến đâu thì mở khăn đến đó để giữ ấm cho trẻ).
- Mẹ cần thao tác nhanh để cơ thể con không bị hạ nhiệt. Dù con thích vầy nước cũng chỉ cho tắm trong khoảng 5 – 10 phút để tránh bị nhiễm lạnh, con sạch mà không bị ốm.
3. Bật đèn sưởi khi tắm bé
Mùa đông nhiệt độ thường rất thấp, vì thế đèn sưởi nhà tắm, máy sưởi rất cần thiết cho các gia đình để tắm cho con khi trời lạnh.
Đèn sưởi giúp con ấm áp hơn, dù nhiệt độ thấp cũng không làm con bị cảm lạnh vì tắm. Ngay cả khi nhiệt độ trong nhà lạnh, thì bóng đèn sưởi nhà tắm bằng tia hồng ngoại cũng xua tan cái lạnh, không làm da trẻ bị khô. Bóng đèn có lớp chống chói nên không hại cho mắt trẻ.