Khám phá

Mâm cúng ông Táo cần chuẩn bị gì cho đúng?

OI • 28-01-2019 • Lượt xem: 3947
Mâm cúng ông Táo cần chuẩn bị gì cho đúng?

Cũng ông Táo mỗi miền mỗi cách khác, với người miền Bắc hay đặt cá chép ở chậu trước chỗ bàn thờ ông Táo. Trong lúc cúng hoặc cúng xong, người ta mang cá ra ao hồ gần nhà để thả. Còn với người miền Nam thường đốt hình cá chép bằng giấy vàng mã.

Trong nghiên cứu thiên văn, ngày 23 tháng Chạp là ngày 3 hành tinh Mặt trời - Mặt trăng - Trái đất ở trên một mặt phẳng quỹ đạo, dân gian cho rằng “cổng trời đã mở”, là lúc thuận lợi để ông Táo về trời.

Hơn nữa ngày 23 là con số lẻ đúng với truyền thống Việt Nam, còn nếu lấy số 2 + 3 = 5, là con số ngũ hành, chỉ trung tâm của vũ trụ nên có ý nghĩa đặc biệt. Một số dân tộc khác ở Đông Á cũng có tục đưa ông Táo về trời nhưng lại chọn ngày 24 tháng Chạp thay vì ngày 23. Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Dương Hoàng Lộc, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng cho biết, phong tục cúng ông Táo gắn với tín ngưỡng nguồn gốc của lửa và của bếp. Trong văn hóa Việt Nam cái bếp rất quan trọng với mỗi gia đình.

Mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Việc cúng ông Táo ngoài việc có ý nghĩa tâm linh như sự tích Táo Quân như còn nhắc nhở chúng ta rằng cuối năm quay về chăm sóc ngôi nhà, cái bếp, hơi ấm gia đình chuẩn bị cho tết được ấm áp trọn vẹn, gia đình hạnh phúc. Từ đó sinh ra nhiều phong tục gắn liền với tín ngưỡng thờ Táo Quân.

Mâm cúng Táo Quân của người miền Bắc

Chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc cho rằng cúng ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, giờ đẹp nhất để cúng ông Táo là từ 9 giờ đến 11 giờ sáng (giờ hoàng đạo của ngày này trong năm 2019). Giờ Táo Quân bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng là 12 giờ nên tùy theo công việc, mỗi gia đình có thể cúng vào sáng ngày 23 hoặc đêm ngày 22.

Mâm cúng ông Táo gồm các món ăn truyền thống như: xôi gấc, gà luộc, chân giò, trầu rượu, vàng mã và một con cá chép sống đặt trong chậu nước trước bàn thờ ông Táo.

Tuy tục thả cá chép là ở miền Bắc nhưng miền Nam hiện nay nhiều người vẫn tìm mua cá chép trong ngày 23 tháng Chạp

“Sau khi thắp hương xong, người ta mang cá chép ra sông, ao, hồ gần nhà để thả. Bên cạnh quan niệm thả cá chép để đưa ông Táo về trời thì thả cá chép còn có ý nghĩa là phục sinh, làm những điều phục thiện vào dịp cuối năm, cũng như đầu năm mới”, ông Lộc giải thích.

Người miền Nam cúng ông Táo thế nào?

Chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc chia sẻ, người miền Nam cúng thần Táo thường mua thêm giấy có hình cò bay, ngựa chạy gắn với địa hình Việt Nam sông nước để tiễn thần Táo về trời. Người dân miền Nam cúng Táo Quân rất đơn giản theo phong tục, có nhà cúng dưa hấu, nhà cúng bánh phồng, mứt, nhà thì cúng thèo lèo,… Tuy nhiên, một số nhà chỉ cúng trái cây đơn giản.

“Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng Táo Quân còn phản ánh quan niệm về sự quan trọng của bếp, lửa, hơi ấm hạnh phúc gia đình, vị trí của người phụ nữ trong gia đình của người Việt”, ông Lộc nêu ý kiến.

TS Nguyễn Ngọc Thơ cũng nói thêm, một số người đang hiểu sai rằng tiễn ông Táo về trời là ném luôn bàn thờ ông Táo hoặc ném hết chân nhang. Thực ra, nếu đúng phong tục là cúng ông Táo xong sẽ lau dọn lại lư hương, đắp tro cho đầy lư hương hơn, nhổ bớt những tàn của lư hương mang đi đốt và chỉ chừa lại 3 cây.

Sau đó, gia chủ sẽ ngừng thắp hương cho đến ngày 30 tết đón ông bà về ăn tết thì đón luôn ông Táo.