Duyên Dáng Việt Nam

Mẹo chăm trẻ sơ sinh nhàn tênh trong cữ

Cẩm Tú • 14-04-2020 • Lượt xem: 3608
Mẹo chăm trẻ sơ sinh nhàn tênh trong cữ

Làm mẹ luôn là thời gian khiến các mẹ bỉm sữa vô cùng lo lắng, đặc biệt là trong thời gian ở cữ 3 tháng 10 ngày. Vậy làm thế nào để vượt qua thời kỳ khủng hoảng này một cách dễ dàng, cùng chúng tôi tham khảo các mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây để mẹ nhàn tênh trong thời gian này!

Cữ ăn của trẻ sơ sinh

Bú bao nhiêu mới là đủ là câu hỏi được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm nhất, đặc biệt là trong lần đầu làm mẹ. Trong thời gian này, dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất bé, tương đương một quả óc chó nên việc chú ý đến lượng sữa cũng như cữ ăn của con sẽ giúp mẹ rất nhiều trong việc chăm con.

Trẻ sơ sinh có cân nặng chuẩn và sinh đủ tháng sẽ có cữ ăn xấp xỉ 8 - 12 lần/1 ngày. Vào khoảng 3 - 5 ngày đầu sau sinh, mỗi cữ bé sẽ chỉ bú từ 22 - 27ml/cữ bú và phải đến cuối tuần đầu sau sinh trẻ mới có thể bú được tầm 60ml sữa mẹ. 

Tuy nhiên, tùy vào cân nặng và sự phát triển của bé mà mẹ có thể tham khảo cho bé bú theo bảng ml sữa dưới đây. 

Trớ sữa là hiện tượng không đáng lo. Việc này được lý giải là hoàn toàn bình thường khi dạ dày của con đang làm quen với việc dự trữ một lượng sữa cần thiết. Vì vậy các mẹ không cần phải lo lắng mà chỉ cần vỗ ợ cho bé để hệ tiêu hóa của con hoạt động được tích cực nhé. 

Luyện ngủ với phương pháp Easy

Phương pháp luyện ngủ chăm sóc bé sơ sinh này được sắp xếp theo trình tự Cry It Out (Để trẻ khóc) - Cry It Out With Check (Để trẻ khóc có kiểm tra) - Pick up Put Down (Nhấc lên đặt xuống).

EASY sẽ không có tác dụng khi trẻ đã quen với thói quen bế ru ngủ, do đó các mẹ nên tìm hiểu phương pháp này và luyện tập cho trẻ sớm, ngay từ khi vừa chào đời. 

Nút chờ 5 - 10 phút được xem là thời điểm vàng để con tự trấn an và ru ngủ mình, lúc này mẹ có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như quấn, ti giả, tiếng ồn trắng, nằm nghiêng. 

Tất nhiên, phương pháp Easy không phải luôn đúng với mọi đứa trẻ, do đó việc mẹ cần làm là quan tâm đến biểu hiện của bé. Con có thể thích được quấn chũn hoặc không, nhiều đứa trẻ thực sự không thích việc này nên mẹ không nhất thiết phải áp dụng phương pháp này nếu có cảm thấy không thích hoặc tỏ ra khó chịu. 

Đọc vị tiếng khóc của trẻ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh thông qua tiếng khóc của bé sẽ giúp mẹ hiểu bé hơn, đọc vị xem con yêu đang cần gì và sẵn sàng bên cạnh mỗi khi bé cần.

Trong giai đoạn này, bé thường rất nhạy cảm bởi đây là lần đầu con được làm quen với môi trường bên ngoài. Để mẹ dễ dàng vượt qua những cơn khóc quấy rối của bé, mẹ hãy xem tiếng khóc của con thuộc dạng nào sau đây để hỗ trợ ngay cho con khi cần nhé!

+ Con đang đói: Kèm với dấu hiệu khóc oe oe, những lúc đói con sẽ có dấu hiệu đưa bàn tay vào miệng, chép miệng hoặc đầu quay vào bầu sữa của mẹ. 

+ Con cần được thay bỉm: Chưa đến cữ bú hoặc vừa mới ăn xong nhưng con vẫn còn khóc thì mẹ hãy kiểm tra ngay bỉm cho con. Khu vực nhạy cảm chỉ cần ướt hoặc bẩn vì không được thay sẽ khiến con ngứa ngáy và khóc lóc để được mẹ chú ý.

+ Con cần đi ngủ: Tiếng khóc dai dẳng, kèm các dấu hiệu gãi đầu gãi tai là những dấu hiệu cho thấy con đang rất cần một giấc ngủ. Trẻ sơ sinh cần từ 16 - 18 tiếng/1 ngày để ngủ nhằm phát triển não bộ. Do đó, mẹ nên xem điều kiện ánh sáng xung quanh, nhiệt độ phòng, có thể sử dụng ti giả với các phương pháp luyện ngủ Easy (từ này chỗ viết hoa chỗ viết  thường là ntn?)ở trên để nhanh chóng cho con vào giấc ngủ nhé. 

+ Con đang rất cần sự quan tâm của mẹ: Các tuần 8, 9 hay tuần thứ 12 ở trong thời kỳ Wonder Week (Thời điểm nhõng nhẽo của bé). Có thể con không đói, buồn ngủ hay các dấu hiệu nào nhưng bé vẫn liên tục khóc, tiếng khóc đi kèm sự khó chịu trên gương mặt của con. Lúc này, con thực sự chỉ cần có mẹ ở bên nên mẹ đừng quên ở cạnh bé. 

+Có vài điều bất ổn trong cơ thể: Đây là thời điểm mẹ thực sự cần chú ý! Tiếng khóc của con dai dẳng, kéo dài liên tục từ 20 - 40 phút mà vẫn không hề có dấu hiệu dứt, kể cả khi con đã được bú no, sau cơn ngủ đủ giấc hay thay bỉm tã sạch sẽ. Lúc này, bé đang có vài điều bất ổn trong cơ thể, vì vậy mẹ hãy chú ý kiểm tra thân nhiệt, làn da của trẻ xem có các biểu hiện như sốt cao (>40 độ), nổi mụn nướ... thì hãy nhanh chóng đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhà để được kiểm tra kịp thời. 

Theo dõi lịch trình tiêm phòng

Đặc biệt chú ý đến các mũi tiêm phòng cũng là việc thực sự nên làm trong việc trong những tháng đầu đời, bởi nó vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển và khỏe mạnh của con. 

Các mũi tiêm không được áp dụng theo lịch tiêm phòng có thể khi tiêm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé nên hãy chú ý đến lịch tiêm này cho bé. 

Môi trường và các tác nhân bên ngoài

Có thể mẹ không biết, chăm sóc trẻ sơ sinh còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài như âm thanh, ánh sáng. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ, vì vậy mẹ cần chú ý đến các yếu tố này để việc chăm sóc bé được dễ dàng. 

Cho con phân biệt ngày đêm qua ánh sáng của đèn, hạn chế sử dụng các loại ánh sáng trắng vào buổi tối đồng thời giảm thiểu các loại âm thanh ồn ào xung quanh. Thay vào đó hãy chọn cho con các bản nhạc không lời nhẹ nhàng để bé ngủ sâu giấc. Việc này không chỉ hình thành nên thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ mà còn rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ. 

Phân của con có gì? 

Nhiều bà mẹ tỏ ra vô cùng ngạc nhiên vì phân của bé có rất nhiều hình dạng và màu sắc và độ sền sệt khác nhau. Vậy phân của con có thực sự nói lên điều gì? 

Trẻ sơ sinh có phân bình thường: 

+ Trẻ bú mẹ: Màu vàng/ ít xanh, lỏng, sền sệt, có hạt trắng và hơi chua

+ Trẻ bú sữa bột: Màu vàng đậm, sệt, hơi cứng, dài dài, không nặng mùi.

+ Trẻ bú sữa mẹ và sữa bột: Màu vàng nhạt, lỏng, hơi hôi. 

+ Trẻ ăn dặm: Màu xanh/vàng, có lúc tùy theo màu sắc của thức ăn, dài, hơi cứng, có mùi (giai đoạn này trẻ đã hơn 6 tháng tuổi).

Màu sắc phân của trẻ sẽ có những thay đổi bất thường khi mẹ ăn thức ăn lạ, sữa có nhiều sắt hay trẻ bú máu từ sữa mẹ do mẹ bị nứt đầu ti. 

Theo dõi sức khỏe của bé qua phân - Nguồn ảnh: Bệnh viện Nhi đồng

Trẻ có thể bị tiêu chảy, gan/túi mật hoặc gặp các vấn đề về đường ruột hay táo bón mà mẹ có thể nhận biết qua phân của bé, phân lúc này thường có màu đỏ, đen hoặc xanh lá cây, lỏng. Mẹ có thể xem chi tiết dấu hiệu nhận biết phân của trẻ và đoán bệnh cho trẻ qua phân ở đây nhé! 

Để con thực sự khỏe mạnh, mẹ cũng nên chú ý đến sức khỏe, tâm trạng của mình để đảm bảo lượng sữa dồi dào về cho bé, tránh tình trạng tắc sữa. Có một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất kích thích và quan trọng là giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ.