Nếu nhìn thoáng qua, nhiều người sẽ nhầm tưởng nám và tàn nhang là một. Thế nhưng những vệt, những khoảng da đậm màu đó có thể là nám hoặc tàn nhang, và mỗi loại đều có cách điều trị khác nhau. Chính vì vậy mà chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa nám và tàn nhang để có các biện pháp điều trị tốt nhất.
Tin, bài liên quan:
Trị nám da với cà chua: Đơn giản và dễ làm!
Những bài thuốc dân gian điều trị tàn nhang hiệu quả
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nám và tàn nhang. Tuy nó không có hại cho sức khỏe nhưng lại làm mất đi vẻ thẩm mỹ, khiến cho chúng ta thiếu sự tự tin. Để điều trị nám và tàn nhang hiệu quả thì cần phân biệt được đâu là nám, đâu là tàn nhang thì mới áp dụng đúng phương pháp chữa trị.
Về nguyên nhân
Nám da thường được xác định là do thay đổi nội tiết tố, hay gặp ở phụ nữ ngoài 30 tuổi, phụ nữ mang thai, sau khi sinh. Đến tuổi 40 do nội tiết giảm mạnh và gốc tự do tích tụ nhiều hơn, nám sẽ tăng nhanh từ độ tuổi này. Bên cạnh đó còn do sự tác động của môi trường bên ngoài như tiếp xúc với tia UV của ánh nắng mặt trời làm da dễ bị kích ứng, sản sinh melanin gây tàn nhang. Ngoài ra việc thức khuya, ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nám phát triển. Hơn nữa, việc lạm dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng sẽ làm da bị bào mòn, tổn thương tạo điều kiện cho nám xuất hiện.
Một trong những nguyên nhân gây ra tàn nhang là do tính di truyền tư những người thân trong gia đình, từ bố mẹ cho tới ông bà. Tiếp theo là do lão hóa da, lúc này các estrogen sẽ suy giảm đột ngột, khiến cho da dần trở nên kém đàn hồi, tạo điều kiện cho hắc tố melamin tăng lên gây ra tàn nhang. Ánh nắng mặt trời cũng là một trong những thủ phạm gây ra tàn nhang, chính các hắc sắc tố melamin bị kích thích bởi ánh nắng gây ra tàn nhang, nám.
Về màu sắc
Cách phân biể rõ nhất giữa nám da và tàn nhang là dựa vào màu sắc của chúng. Nám da thường có màu vàng, vàng sang, vàng nâu hoặc nâu đen. Còn tàn nhang thì lại có màu nâu sẫm, nâu nhạt, xám đỏ, đen tùy vào từng loại da, nội tiết tố của cơ thể.
Về diện tích
Nếu đối chiếu giữa nám da và tàn nhang thì có thể thấy rằng: Nám da thường nằm sâu ở bên trong da, khó nhìn thấy. Chúng thường phân bố phân rải rác ở khu vực hai bên má, trên mũi, trán và dưới cằm. Chúng có kích thước không nhất định và thường lớn hơn tàn nhang. Còn tàn nhang dễ nhìn thấy hơn vì nó nằm nổi ở trên bề mặt da, chủ yếu ở mũi, má. Có trường hợp tàn nhang xuất hiện ở khắp người.
Về hình dạng
Nám da được chia thành 3 loại:
Nám mảng: Đây là loại nám dễ được điều trị dứt điểm do chỉ nằm ở lớp biểu bì ngoài cùng của da, thường phân bố ở hai bên má hoặc trán. Nám mảng xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: Tác động của môi trường, mỹ phẩm kém chất lượng...
Nám đốm: Nám đốm thường tập trung lại thành từng đốm nhỏ, xuất hiện ở hai bên gò má và có màu sẫm hơn nám mảng. Nám đốm khó điều trị dứt điểm hơn so với nám mảng. Các nguyên nhân gây ra nám đốm cũng phức tạp hơn như di truyền, thay đổi nội tiết tố đột ngột.
Nám hỗn hợp: trên da sẽ xuất hiện đồng thời cả nám mảng và nám đốm. Đây là loại nám rất khó điều trị và phải áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau cho từng loại nám.
Khác với nám da, tàn nhang có kích thước nhỏ hơn. Tàn nhang là các đốm tròn, nhỏ khoảng bằng đầu bút bi, hặc bằng đầu tăm. đậm màu và thường xuất hiện ở các vùng da như mặt, cổ, lưng, cánh tay. Tuy vào mức độ xuất hiện mà hình dạng của chúng sẽ thay đổi khác nhau. Nếu đang ở dạng nhẹ thì khó nhìn thấy và dễ chữa lành. Khi ở dạng trung bình, nám da đã xuất hiện nhiều, thấy rõ màu, khó điều trị và để lại vết thâm trên da. Còn khi đã tới mức độ nặng, tàn nhang đã xuất hiện dày đặc, màu rất đậm, khó điều trị.
Trên đây là một số cách phân biệt nám và tàn nhang từ những biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, mọi người nên đi khám tại các bệnh viện da liễu để được nghe tư vấn và điều trị hiệu quả nhất.