Có thể nói Tết là dịp nghỉ dài thích hợp để mọi người quây quần bên nhau được đông đủ nhất và kể cho nhau nghe những câu chuyện thật thú vị. Và hẳn khi nhắc tới những ngày này thì người dân Hà Nội nói riêng và con người Việt Nam nói chung hẳn không thể quên được những món ăn đặc trưng của dân tộc, đại diện cho mỗi vùng miền của đất nước.
Món ăn truyền thống của miền Bắc
Nhắc tới miền Bắc là nhắc tới món bánh chưng - món bánh đại diện cho mặt đất nơi cỏ cây hoa lá và con người sinh sôi, phát triển. Món ăn này được coi như một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về. Còn gì vui hơn khi cả nhà cùng quây quần bên nhau gói bánh và luộc bánh bên bếp lửa nơi tỏa ra mùi hương thơm phức của mùi gạo nếp, đỗ, thịt, hạt tiêu và lá dong.
Bên cạnh đó, trong bữa cơm truyền thống của ngày Tết miền Bắc còn có thịt đông và dưa hành. Giữa không khí se lạnh của những ngày này, những món ăn xào có nhiều dầu mỡ đôi khi sẽ khiến bạn có cảm giác bị ngấy do đó thịt đông và dưa hành sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
Món ăn truyền thống của miền Trung
Đất nước Việt Nam trải dài làm ba miền Bắc, Trung, Nam và mỗi nơi lại để lại trong lòng người những dư vị qua những món ăn đậm chất vùng miền riêng biệt. Nếu miền Bắc có bánh chưng thì miền Trung lại nổi tiếng với món bánh Tét - món bánh mềm dẻo có hình trụ và nguyên liệu làm thành món bánh này cũng giống như bánh chưng bạn nhé.
Ngoài ra, món thịt lợn hay bắp bò ngâm với nước mắm cũng là một món ăn đặc trưng vẫn luôn xuất hiện trên mâm cơm của người Trung Bộ. Có lẽ, nét riêng biệt của nơi đây là phải có sự hòa quyện giữa nhiều hương vị với nhau. Món thịt lợn ngâm cùng nước mắm là sự kết hợp giữa thịt lợn được luộc chín với nước mắm pha thêm đường đem đến cho người dùng vị ngọt, mặn hòa quyện một cách hoàn hảo.
Món ăn truyền thống của miền Nam
Nam Bộ là miền cuối cùng nếu đi theo chiều dọc của đất nước. Phải chăng vì ở gần với Nam Bộ, tiêng nói cũng hơi có phần giống nhau nên trong bữa cơm truyền thống của mâm cơm Nam Bộ cũng có món bánh Tét thơm, mềm dẻo như chính con người của nơi đây vậy. Nhưng để tạo nên sự khác biệt thì món bánh Tét Nam Bộ lại đủ vị mặn và ngọt.
Thêm đó còn có món canh khổ qua - món ăn không chỉ tượng trưng cho manh đất nắng ấm miền Nam mà còn có tác dụng làm mát và giải nhiệt rất tốt. Đây cũng là món ăn gắn với quan niệm của dân gian thì món ăn này còn giúp xua tan những khó khăn của năm mới để mang lại những điều tốt đẹp hơn.
Tùy vào từng gia đình mỗi miền mà mâm cơm ngày Tết còn có thêm những món ăn khác nhau, nhưng đây vẫn là những món ẩm thực không thể thiếu trong dịp xuân về của ba miền Bắc, Trung, Nam.