Duyên Dáng Việt Nam

Nghệ sĩ múa Tấn Lộc và sự trở lại ám ảnh người xem bằng vũ điệu về COVID-19

Phạm Trang • 19-08-2020 • Lượt xem: 2688
Nghệ sĩ múa Tấn Lộc và sự trở lại ám ảnh người xem bằng vũ điệu về COVID-19

Trên con đường chinh phục thành công ai cũng mong muốn chọn cho mình một lối đi ngắn nhất, dễ đi nhất. Thế nhưng đối với biên đạo múa Tấn Lộc thì lại khác. Anh đã dám sống đúng với ước mơ và niềm yêu thích của bản thân, dù không biết trước con đường đó sẽ phải trải qua bao nhiều chông gai và thử thách.

Chuyển từ âm nhạc sang múa

Nguyễn Tấn Lộc không còn là cái tên xa lạ đối với những khán giả thường xuyên xem các chương trình biểu diễn múa đương đại. Anh là người khởi xướng và sáng lập Liên hoan múa đương đại quốc tế TP. Hồ Chí Minh. Đây là một liên hoan định kì tại TP. Hồ Chí Minh được bắt đầu vào năm 2013 với sự góp mặt của hơn 30 diễn viên, biên đạo múa đến từ nhiều nơi trên thế giới. Anh được biết đến là một nhà biên đạo múa nổi tiếng cho các chương trình trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, anh còn là nghệ sĩ múa đương đại với hình thể dẻo dai, mềm mại và uyển chuyển trong từng động tác. Ngoài ra, anh là một người thầy tham gia đào tạo cho các thế hệ diễn viên tại Arabesque.

Thế nhưng, ít ai biết được rằng, trước khi đến với nghề múa đương đại anh đã từng học chuyên ngành âm nhạc. Cơ duyên nghề múa bắt đầu khi anh được xem lớp múa của thầy Thái Ly và cô Kim Quy ở nhà Văn hóa thanh niên vào năm 1986, rồi từ đó nghiệp múa đã đến với anh. Với niềm yêu thích, đam mê về nghề cùng với những tố chất sẵn có, anh học rất nhanh và sớm được nhiều ngừời trong nghề biết đến.

Mặc dù sinh ra và lớn lên ở thành thị nhưng những tác phẩm mà Tấn Lộc mang đến cho công chúng đều gắn liền với cuộc sống ở vùng nông thôn, làng quê như: Làng tôi, Rơm, Sương sớm, Chuyện kể những chiếc giày, Mộc... Những vở diễn của anh luôn lấy lấy đi nước mắt của khán giả bởi những những giá trị và thông điệp mà nó mang đến.

Tấn Lộc chia sẻ: Đúng là làm nghề nào cũng cần phải có thu nhập để duy trì cuộc sống nhưng chưa bao giờ anh đặt nặng vấn đề kinh tế trong từng vở múa của mình. Đối với anh, làm nghệ thuật là niềm ước mơ và tình yêu của anh. Vì vậy, anh luôn đặt hết sự tận tâm và cảm xúc của mình vào mỗi tác phẩm. Khi sản phẩm được đem ra trình diễn trước công chúng, cái anh mong muốn là sẽ phục vụ cho số đông khán giả, được họ đón nhận một cách chân thành bởi những giá trị mà vở diễn mang tới. Theo anh, mỗi sản phẩm đều mang một thông điệp nhất định nên sẽ tác động đến sự thay đổi cuộc sống, tư duy, suy nghĩ của con người rất nhiều. Phải làm sao cho họ xem một lần rồi muốn xem thêm nhiều lần nữa và nhớ mãi. Đặc biệt khi mà xã hội ngày càng hội nhập, các giá trị văn hoá dần như bị quên lãng theo thời gian thì việc tái hiện lại những ký ức xưa, những giá trị gốc rễ của văn hoá tồn tại trong thời ấu thơ là rất cần thiết.

Mặc dù trên thế giới múa đương đại rất phát triển nhưng ở Việt Nam thể loại này vẫn còn khá xa lạ trên thị trường. Khán giả dường như vẫn chưa nhìn nhận được những giá trị mà thể loại này mang tới. Hơn nữa, thị trường đương đại còn rất non trẻ và chưa hấp dẫn, những nghệ sĩ chọn theo nghề múa đương đại còn rất ít, chưa tìm được tiếng nói riêng của bản thân. Do đó, những người theo nghề cần phải có niềm đan mê mãnh liệt, cháy hết mình với nó, phải tập luyện, rèn dũa thì mới sống được với nghề, mới có cơ hội phát triển trường và được công chúng đón nhận.

Tác phẩm cảm ơn các tuyến đầu trước đại dịch COVID -19

Vừa qua, biên đạo múa Tấn Lộc đã cùng với các nghệ sĩ múa của Arabesque Vietnam cho ra mắt sản phẩm cổ động những lực lượng nơi tuyến đầu chống COVID -19 đầy xúc động. Với những động tác dứt khoát, khoẻ khắn, biểu cảm hình thể uyển chuyển, mềm mại cùng những góc quay trên cao chuyên nghiệp, biên đạo múa Tấn Lộc và  Arabesque cùng ekip của HK-Film nhằm gửi gắm thông điệp đầy tính nhân văn:

"Bạn đang thấy những điều chúng tôi thấy, những bản tin, những con số lạnh lùng. Sự hiểm nguy, phân cách, sợ hãi và mất mát trong một cuộc chiến vô hình mà chúng ta chưa có kinh nghiệm đối mặt và vẫn chưa có hồi kết...".

Sẽ có những khoảnh khắc ngột ngạt, cô đơn, bất lực, sẽ có những phút giây đấu tranh quyết liệt giữa sự sống - cái chết, và sẽ có lúc phải chấp nhận buông tay.

Thế nhưng, những người hùng thầm lặng nơi tuyến đầu chống dịch COVID -19 vẫn dũng cảm đứng lên, kiên định, cổ vũ, động viên nhau, trao cho nhau hy vọng, năng lượng để có thể tiếp tục chiến đấu.

Để rồi sau những khó khăn, tất cả sẽ tái sinh trong một khoảnh khắc bừng sáng rực rỡ...

Xin được gửi trọn tấm lòng biết ơn đến các bác sỹ, y tá, điều dưỡng, nhân viên y tế, các chiến sĩ và lực lượng đang công tác nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Chúc cho mọi người luôn được bình an, khỏe mạnh và giữ vững niềm tin trong cuộc chiến bền bỉ”.

Tác phẩm ra mắt trong hoàn cảnh cả thế giới đang phải gồng mình để chiến đấu với đại dịch COVID -19, thì những nguồn động viên như thế này luôn là động lực to lớn cho những chiến sĩ áo trắng có thêm nghị lực gác lại hết tất cả các công việc cá nhân, gia đình để dồn hết sức lực cho trận chiến này.

Ra mắt chưa đầy một ngày, tác phẩm đã thu hút hơn hàng chục nghìn người trong nước và thế giới quan tâm chia sẻ, bày tỏ cảm xúc. Tài khoản Maria Teresa Scarpa chia sẻ: “Năm 2014, lần đầu tiên tôi về Việt Nam tham gia dự án giao lưu văn hóa và tập trung vào điệu nhảy đương đại với Borderlinedanza và Arabesque. Qua đó, Một mối quan hệ hợp tác liên quan đến nghệ thuật và tình bạn ngày hôm này giữa chúng tôi. Tôi chia sẻ video được sản xuất tại Việt Nam để cảm ơn các bác sĩ đã chiến đấu để cứu mạng con người khỏi Covid-19”.