Với mức giá không hề dễ chịu - 100 triệu đồng / 1 kg, thế nhưng bạch trà vẫn khiến nhiều người mê đắm, săn lùng.
Để làm được 1kg bạch trà khô cần ít nhất 5kg chè tươi. 5 nhân công hái cật lực trong một ngày mới làm ra được 1kg bạch trà. (Ảnh: Dilmah).
Bạch trà chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các loại trà khác, do nó được chế biến từ các búp chè màu bạc và lá được chọn lọc kỹ lưỡng. Sau đó nó được hấp chín và sấy khô. (Ảnh: Gaiatour).
Khi pha, bạch trà có hương vị nhẹ, tinh tế, hơi ngọt đi vào các giác quan mà không cần tác động mạnh vào lưỡi. (Ảnh: Wp).
Ngoài ra, loại trà này còn chứa ít caffeine hơn so với trà đen hoặc trà xanh nên được những người không muốn chạm đến chất kích thích ưa chuộng. (Ảnh: Wp).
Bạch trà có nhiều công dụng như: Phòng ngừa ung thư, cung cấp chất oxi hóa, hạ huyết áp, giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch, làm đẹp da, làm chắc răng và nướu, giảm bệnh tiểu đường, giảm căng thẳng, tăng cường sinh lực, làm xương chắc khỏe, kháng khuẩn và chống virus… (Ảnh: Wp)
Tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) là nơi "độc quyền" cho loại bạch trà quý này. Bởi nơi đây có khí hậu và độ cao phù hợp để thu về những chồi búp với lông tơ màu trắng bạc và trà có hương vị thơm ngon và nhiều công dụng chữa bệnh. Hiện nay, bạch trà còn được trồng ở Tây Côn Lĩnh. (Ảnh: Vietnamnet).
Bạch trà cũng là nguồn cảm hứng cho các buổi lễ trà nổi tiếng ở Nhật Bản. Ngày nay, bạch trà cũng rất được lòng các đại gia Việt (Ảnh: Kiến thức).