Duyên Dáng Việt Nam

Nhà bếp trăm thứ vẫn gọn gàng rộng rãi nhờ 7 mẹo nhỏ

Cẩm Tú • 23-11-2020 • Lượt xem: 1970
Nhà bếp trăm thứ vẫn gọn gàng rộng rãi nhờ 7 mẹo nhỏ

Bếp là một nơi quan trọng đối với cả gia đình. Không gian bếp gọn gàng, tươm tất giúp việc nấu nướng dễ dàng hơn và có cảm giác ngon miệng hơn khi thưởng thức. Cùng tham khảo 8 mẹo sau để hô biến căn bếp chật hẹp thành bếp 5 sao nhé!

Sử dụng thanh gỗ làm kệ

Với những căn bếp có diện tích nhỏ, lắp tủ bếp có thể chiếm một khoảng không gian không nhỏ làm căn bếp trở nên ngột ngạt. Vì vậy, bạn có thể sử dụng những thanh gỗ dài để làm kệ gỗ đừng đồ. Với những chiếc kệ gỗ như thế này, bạn có thể dễ dàng lấy đồ và thay đổi cách sắp đặt vị trí bát đĩa, chai lọ theo nhu cầu sử dụng, màu sắc…

Tận dụng các góc chết

Góc chết trong những căn bếp thường là những góc giữa hai cạnh tường hoặc các ô trống, điểm gờ nổi lên trong căn bếp. Nếu bạn đang loay hoay không có không gian để sắp xếp đồ dùng nhà bếp thì đừng quên tận dụng những góc chết trong căn bếp.

Bằng cách lắp thanh gỗ, kệ tam giác vào những góc chết này, bạn có thể biến chúng thành chiếc đủ để đồ tiện dụng và vo cùng tiết kiệm diện tích.

Tủ bếp thông minh

Những chiếc tủ bếp thông minh là lựa chọn hoàn hảo cho những căn bếp hiện đại. Dù bếp rộng hay hẹp, những chiếc tủ bếp thông minh là điều cần thiết để có một không gian bếp gọn gàng, ngăn nắp.

Tùy với nhu cầu sử dụng bạn có thể đặt thiết kế những chiếc tủ có nhiều ngăn kéo, trượt, chia từng ô theo ý muốn. Điểm trừ cho cách này là chi phí thường không rẻ, vì vậy nếu dư dả tài chính bạn có thể đầu tư cho căn bếp của mình một chiếc tủ “cân cả thế giới”.

Tận dụng mặt trong cánh cửa tủ bếp

Sắp xếp các loại nồi, niêu, chảo có nắp đậy khiến nhiều người bối rối. Những chiếc nắp dễ trơn, trượt gây đổ vỡ sẽ không còn đáng lo nếu được đặt trên kệ chuyên dụng. Ty nhiên, lắp đặt những chiếc kệ này trên mặt tường lại làm không gian bếp trở nên chật chội. Tại sao bạn không thử chuyển chúng vào mặt sau cánh cửa tủ bếp? Bạn sẽ có một nơi để đồ không thể tiện và gọn hơn hơn đấy.

Sử dụng khay, chai, lọ đồng bộ

Một điều quan trọng là bạn cần phân loại đồ đạc thành từng nhóm và đặt gọn gàng trong những khay đựng riêng. Lưu ý rằng, nếu có thể bạn nên sử dụng các khay đựng đồ, chai, lọ có kích thước tương đồng nhau để tạo nên sự nhất quán và dễ sắp xếp hơn. Việc đặt các vật dụng có kích thước, hình dạng tương tự gần nhau khiến mọi thứ hài hòa, ngăn nắp hơn.

Thanh cuộn đồ hộp

Nếu gia đình bạn thường xuyên dự trữ các loại đồ hộp có hình dạng tròn như cháo ăn liền, ngô ngọt, sốt cà… bạn có thể lắp một chiếc kệ với những thanh gỗ đặt dọc vừa với chiều dài của đồ dùng. Những chiếc kệ này có tác dụng như thanh cuộn, mỗi lần lấy đồ bạn chỉ cần lấy chiếc hộp dưới cùng, những đồ dùng ở trên sẽ tự sắp xếp vào vị trí. Thật tiện lợi đúng không nào?

Tủ đựng đồ không có cánh

 Giống như sử dụng những thanh gỗ ngang làm kệ đựng đồ, tủ đựng đồ không có cánh là hệ thống các thanh ngang được nối với nhau, chia ô theo nhu cầu sử dụng của từng gia đình. Việc lắp đặt những chiếc tủ như thế này tiết kiệm chi phí hơn, không gian bếp trở nên thoáng đãng hơn, việc sắp đặt, lấy đồ cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, vì thiết kế mở, mọi thứ trong tủ đều bày ra trước mắt, vì vậy khi bạn sắp xếp cần phải tính toán và sắp đặt hợp lý, logic không gây lộn xộn, mất thẩm mĩ.